Tuesday, July 5, 2016

Cách phân tích chi tiết báo cáo tài chính doanh nghiệp


Phân tích tài chính công ty
Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện tại của một công ty qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng những số liệu từ các báo cáo tài chính. CBTD cần phải tìm ra được các mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác về công ty. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong tình trạng tốt. Do vậy xin nhắc lại các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục đích cuối cùng của phân tích tài chính công ty.

I. Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời cũng có thể gọi là hiệu quả đầu tư. Thông thường có hai cách tiếp cận: một là để kiểm tra hiệu quả quản lý đối với đồng vốn đầu tư bỏ ra, dựa trên mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận (khả năng sinh lời của đồng vốn); và một là để kiểm tra mức lợi nhuận đạt được của một công ty dựa trên mối quan hệ giữa mức bán hàng và lợi nhuận (khả năng sinh lời so với chi phí).
Khả năng sinh lời của đồng vốn được tính bằng công thức: (Lợi nhuận/Vốn) x 100%. Những chỉ số khác bao gồm Mức lãi từ kinh doanh tính trên tổng số vốn sử dụng, Thu nhập từ hoạt động kinh doanh tính trên vốn cho hoạt động kinh doanh, và Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tính trên lợi nhuận từ hoạt động.
Khả năng sinh lời so với chi phí được tính bằng công thức: (Lợi nhuận/Doanh thu bán hàng) x 100%.

1. Mức sinh lời trên vốn (ROA/ROE)
Mức sinh lời trên tổng vốn sử dụng (Mức sinh lời trên tài sản ROA)
Công thức tính :
Lợi nhuận/lỗ hoạt động
______________________________________ x 100%
Bình quân tổng vốn sử dụng đầu kỳ và cuối kỳ​
ROA cho biết khả năng sinh lời của tất cả các khoản vốn đầu tư trong công ty và là chỉ số cơ bản nhất. Tû sè nµy cµng cao cµng tèt.

Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Công thức tính :
Lợi nhuận sau thuế
___________________________________ x 100%
Bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ​
Tỷ số này đo lường mức độ tạo lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được dùng như một thước đo hiệu quả đầu tư nếu đứng trên quan điểm của các cổ đông, và được so sánh với mức sinh lời chung về quản lý vốn. Tỉ số này càng cao càng tốt

Mức sinh lời trên tài sản tài chính
Công thức tính :
Thu nhập từ các khoản lãi, cổ tức
____________________________________ x 100%
Bình quân tài sản tài chính đầu kỳ và cuối kỳ​

Tài sản tài chính = Các khoản đầu tư + tiền mặt và tiền gửi + chứng khoán+ các TSTC khác
Cần chú ý rằng các công ty tạo lợi nhuận không chỉ dựa trên tài sản hoạt động mà còn dựa trên tài sản tài chính. Nếu tỷ lệ của loại tài sản này lớn trong tổng giá trị tài sản Có thì việc phân tích tỷ số này càng quan trọng hơn.


2. Mức sinh lời từ hoạt động bán hàng
Tỉ suất lợi nhuận gộp

Công thức tính :
Lợi nhuận gộp từ bán hàng
___________________________________ x 100%
Doanh thu​
Đây là tỷ số thể hiện mức độ tạo lợi nhuận trực tiếp từ hoạt ssộng bán hàng. Lợi nhuận gộp từ bán hàng được tính bằng cách lấy Doanh thu trừ đi chi phí hàng bán (chi phí cần thiết để sản suất hoặc mua hàng). Tỷ số này càng cao càng tốt.

Mức lãi hoạt động
Công thức tính :
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động phụ
______________________________________________ x 100%
Doanh thu​
Đây là tỷ số giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và các hoạt động phụ so với doanh thu. Nó là một chỉ số đại diện cho khả năng sinh lời tổng thể của một công ty. Các hoạt động phụ ở đây gồm cả việc tăng vốn của công ty. Do đó đây là tỷ lệ quan trọng nhất trong việc đánh giá khả năng sinh lời chung.

II. Phân tích tính ổn định
Rất nhiều công ty bị phá sản do thiếu vốn. Do vậy, bằng cách kiểm tra việc tăng vốn và khả năng quản lý từ nhiều góc độ khác nhau, sự ổn định và vững vàng của công ty được đánh giá qua việc kiểm tra khả năng của công ty đó có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không. Do những tỷ số này được tính toán dựa trên tài sản Có tại một thời điểm nhất định (lấy từ số liệu của bảng tổng kết tài sản), nên chúng cũng được gọi là các tỷ số tĩnh.

1. Tính lỏng
1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn

Công thức tính :
Tài sản Có ngắn hạn
_______________________________ x 100%
Tài sản Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn​
Tỷ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của công ty.
Một tỷ lệ quá cao có thể dẫn đến những nhận định sau đây về công ty: quá nhiều tiền nhàn rỗi; quá nhiều các khoản phải thu; quá nhiều hàng tồn kho. Một tỷ lệ nhỏ hơn 1 có thể cho ta những nhận định rằng công ty: trả chậm các nhà cung ứng quá nhiều; dùng các khoản vay ngắn hạn để mua tài sản cố định; dùng các khoản vay ngắn hạn để trả các khoản nợ thay vì dùng lãi trong hoạt động kinh doanh để chi trả.
Một xu hướng tăng lên của hệ số này cũng cần được kiểm tra kỹ vì có thể đó là kết quả của một số bất lợi: Doanh số bán hàng giảm; sự tồn đọng hàng tồn kho do việc lập kế hoạch sản xuất yếu kém hoặc yếu kém trong việc kiểm soát hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời; ngày chậm trong việc thu hồi công nợ.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nµy nhỏ hơn 100% có thể không phản ánh rằng công ty đang gặp vấn đề với việc hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Công ty vẫn có thể tăng vốn qua các khoản vay míi hoặc bán đất đai và các chứng khoán có thể tiêu thụ được (đây là những tài sản cố định). Việc bán những dạng tài sản cố định đó sẽ làm tăng tài sản Có ngắn hạn và như vậy sẽ cải thiện được tỷ số này.

1.2. Hệ số thanh toán nhanh
Công thức tính :
Tài sản có tính lỏng cao
___________________ x 100%
Tài sản Nợ ngắn hạn​
Đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh toán nhanh, được tính giữa các tài sản Có có tính lỏng cao (như tiền mặt và tiền gửi, các khoản phải thu và chứng khoán có khả năng bán ngay) với tài sản Nợ ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn.
2. Tính ổn định về khả năng tự tài trợ
2.1. Hệ số tài sản cố định

Công thức tính :
Tài sản cố định
_________________ x 100%
Vốn chủ sở hữu​
Tỷ số này cho bạn thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Điều này dựa trên quan điểm rằng những khoản đầu tư vào tài sản cố định (như đất đai và nhà cửa) có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoảng thời gian dài để tái tạo. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng an toàn. Tuy nhiên nếu công ty nắm giữ nhiều tài sản như chứng khoán có khả năng chuyển đổi ra tiền mặt cao, thì thực tế công ty này an toàn hơn nhiều hơn là so với những gì hệ số này có thể phản ánh. Đồng thời nếu nhiều tài sản cố định thuộc diện phải khấu hao, tỷ số này sẽ tự được cải thiện hơn (tức là sẽ giảm đi) do quá trình khấu hao với giả định công ty không mua mới thiết bị và có một dự trữ nhất định vào bất cứ lúc nào. Tỷ số này và hệ số thanh toán ngắn hạn tốt lên hoặc xấu đi một cách đồng thời nhưng theo chiều ngược nhau.
Nếu như tỷ số này cao, bạn cần thiết phải kiểm tra hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định và tình hình hoàn trả các khoản vay dài hạn. Nếu việc hoàn trả những khoản vay dài hạn có thể được thực hiện trong phạm vi thu nhập ròng hiện tại và chi phí khấu hao, ta có thể nói rằng hiện tại công ty đang ở mức độ an toàn.

2.2. Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định 
Công thức tính :
Tài sản cố định
____________________________ x 100%
Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn​
Tỷ lệ này cho biết phạm vi mà công ty có thể trang trải tài sản cố định của mình bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn (gồm có vốn chủ sở hữu và tài sản nợ cố định). Về nguyên tắc, hệ số này cần không vượt quá 100%. Lý tưởng nhất là trường hợp các khoản đầu tư vào tài sản cố định có thể được trang trải trong phạm vi vốn chủ sở hữu, còn nếu không được như vậy thì ít nhất là chúng phải được trang trải bởi những nguồn vốn ổn định khác, như là các khoản vay dài hạn và trái phiếu công ty nhưng phải được hoàn trả với điều kiện những khoản này có kỳ hạn hoàn trả dài hạn. Nếu hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định lớn hơn 100% thì công ty sẽ phải trang trải tài sản cố định bằng những nguồn vốn có kỳ hạn hoàn trả ngắn (ví dụ như các khoản vay ngắn hạn). Tuy nhiên lúc đó dòng tiền của nó sẽ trở nên không ổn định.

2.3. Hệ số nợ
Công thức tính :
Tài sản nợ
________________ x 100%
Vốn chủ sở hữu​
Đây là tỷ lệ giữa vốn vay (các khoản Nợ, ví dụ như các khoản vay) so với vốn chủ sở hữu tính tới thời điểm cuối kỳ. Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, lại là nguông vốn không phải hoàn trả, điều đó có nghĩa khả năng tài chính của công ty càng tốt. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là công ty đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của nó sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản vay.Trong trường hợp thanh lý giải thể doanh nghiệp, Hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. Các chủ nợ được hưởng quyền ưu tiên đòi lại phần của mình trong tài sản của công ty.

2.4. Hệ số vốn chủ sở hữu
Công thức tính
Vốn chủ sở hữu
___________________ x 100%
Tổng tài sản có​
Đây là tỷ số giữa Vốn chủ sở hữu với tổng vốn và dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư mà bao gồm thu nhập giữ lại của công ty. Do những nguồn vốn này không cần được hoàn trả (mặc dù lợi tức cổ phần phải được trả cho cổ đông) thì khi tỷ lệ này càng cao, công ty càng được đánh giá cao. Về cơ bản thì chỉ số này có những mục đích giống như hệ số nợ đã đề cập ở trên.
2.5. Khả năng trang trải lãi vay
Công thức tính: 
Lợi nhuận từ kinh doanh
_________________________ (lần)
Chi phí trả lãi vay​
Chỉ số này xem xét khả năng của công ty khi trả lãi vay từ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.
2.6. Khả năng hoàn trả nợ vay
Công thức tính: 
Nợ có tính lãi
_________________ (số năm)
Dòng tiền​
(Dòng tiền = Lợi nhuận sau thuế - Lợi tức - Các khoản tiền thưởng cho ban giám đốc + Khấu hao + Các quỹ dự trữ và dự phòng khác)
Tỷ lệ này tính ra số năm mà một công ty cần mất để hoàn trả các khoản nợ có lãi từ dòng tiền thu được hàng năm.

III. Phân tích tính hiệu quả
Những tỷ số ở phần này cho biết những hoạt động của vốn và tài sản mà công ty có. Chúng chỉ ra tài sản của công ty đã được sử dụng nhanh và hiệu quả đến mức nào để tạo ra lợi nhuận. Từ khi những tỷ số này được dùng để xem xét hiệu quả hoạt động của tài sản công ty trong một thời kỳ (từ những số liệu trên bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập chi phí), chúng được gọi là những tỷ số năng động.
a. Doanh thu từ tổng tài sản 
Công thức tính: 
Doanh thu
____________________________________ (Số lần/năm)
Tổng tài sản sử dụng bình quân đầu kỳ và cuối kỳ​
Tỷ số này cho biết tổng vốn đầu tư được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu tỷ lệ này thấp, có nghĩa là vốn đang không được sử dụng hiệu quả, và có khả năng công ty có thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực sự.

b. Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu
Công thức tính: 
Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
______________________________________ (số tháng)
Doanh thu trung bình tháng​
Tỷ số này cho biết công ty lưu hàng tồn kho, gồm có nguyên vật liệu và hàng hoá, trong bao nhiêu tháng. Hàng hoá sớm hay muộn sẽ được bán, nên cần giữ hàng tồn kho ở một số lượng cần thiết nào đó. Tuy nhiên, lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc vốn được sử dụng kém hiệu quả (dòng tiền sẽ bị giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi vay tăng lên). Điều này làm tăng chi phí lưu giữ hàng tồn kho và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho này do có thể không hợp nhu cầu tiêu dùng cũng như tình hình thị trường kém đi. Do vậy, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu phải được sử dụng để xác định liệu hàng tồn kho có được quản lý tốt hay không (nếu cần có thể xem xét hàng tồn kho của thành phẩm, sản phẩm dở dang và nguyên vật liệu).
c. Thời gian thu hồi công nợ 
Công thức tính:
Giá trị các khoản phải thu thương mại
bình quân đầu và cuối kỳ (trước khi chiết khấu)
_____________________________________ (số tháng)

Doanh thu trung bình tháng
Tỷ số này cho biết thời gian chậm trả trung bình của các khoản phải thu bán hàng hoặc thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.
Thời gian thu hồi công nợ rất ngắn có thể cho ta những thông tin sau: Chính sách tín dụng bán trả chậm cho khách hàng của công ty quá khắt khe; việc thu hồi công nợ của công ty hoạt động có hiệu quả; khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của các khách hàng là tốt; công ty chỉ hoặc thường bán hàng trả ngay bằng tiền mặt.
Thời gian thu hồi công nợ rất dài có thể cho ta những thông tin sau: chính sách bán trả chậm của công ty là dễ dàng; các tiêu chuẩn tín dụng kém; công ty và bạn hàng gặp khó khăn về tài chính. Do đó, công ty sẽ mất nhiều thời gian hơn để thu được tiền mặt. Từ đó, việc lưu chuyển vốn lưu động sẽ trở nên khó khăn hơn và nếu như chúng được trợ giúp bởi các khoản vay ngân hàng hoặc bằng cách chiết khấu chứng từ có giá thì gánh nặng trả lãi sẽ tăng lên. Cũng như vậy, khi mà có nhiều nghi ngờ đối với lòng tin của bạn hàng thì việc trì hoãn việc thu hồi tiền bán hàng sẽ làm tăng khả năng không thu được những khoản này. Nếu thời gian chuyển đổi các khoản phải thu thành doanh thu dài thì có khả năng việc quản lý để thu hồi những khoản phải thu này không được thực hiện hiệu quả, các điều kiện thanh toán trở nên bất lợi do khả năng bán hàng của công ty kém hoặc là do lưu chuyển tiền tệ của công ty trở nên khó khăn hơn.

d. Thời gian thanh toán công nợ 
Công thức tính:
Giá trị các khoản phải trả
thương mại bình quân đầu và cuối kỳ
________________________________ (số tháng)
Doanh thu trung bình tháng​
Tỷ số này cho biết thời gian từ khi mua hàng hoá và nguyên vật liệu cho tới khi thanh toán tiền. Không thể nói rằng chu kỳ các khoản phải trả nên ngắn hay dài. Nếu chu kỳ dài thì cũng có nghĩa là những điều kiện thanh toán với người cung cấp là thuận lợi cho công ty; thời gian trả chậm dài còn giúp cho công ty dễ dàng tăng vốn điều lệ. Mặt khác, cũng có thể nói rằng giá mua hàng là bất lợi (giá cao) hoặc công ty có thể đang phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng thương mại do thiếu các khoản tín dụng ngân hàng. Còn nếu chu kỳ này ngắn, thì có thể do các điều kiện thanh toán là bất lợi vì quan hệ với nhà cung cấp trở nên xấu đi. Tuy nhiên cũng có khả năng công ty có nhiều vốn trong tay, và thay vì gia tăng các khoản thanh toán bằng tiền mặt, công ty đang mua hàng với giá cả thuận lợi (có chiết khấu).

IV. Phân tích hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất là nền tảng cho khả năng sinh lời của một công ty và nó được thúc đẩy bằng việc gia tăng hiệu quả của lực lượng lao động, của máy móc thiết bị. Khả năng sinh lời của một công ty có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với hiệu quả sản xuất và do đó, chúng ta phải phân tích mối quan hệ. Hiệu quả sản xuất được đo bằng giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng có nghĩa là giá trị mới tạo được thông qua hoạt động kinh doanh. Nói chung chỉ số này ngụ ý về giá trị mà công ty bổ sung vào việc mua hàng hoá và nguyên vật liệu thô. Có hai phương pháp để tính giá trị gia tăng. Một là phương pháp khấu trừ, tức là lấy doanh thu trừ đi giá trị hàng mua từ bên ngoài (như chi phí nguyên vật liệu và chi phí chế biến thuê ngoài). Cách thứ hai là phương pháp bổ sung, tức là bổ sung vào những khoản mục tạo ra giá trị gia tăng. Theo phương pháp bổ sung, tổng giá trị gia tăng bao gồm những chi phí nhân sự và lao động, chi phí thuê, thuế và các khoản khác, các khoản lệ phí, chi phí tài chính ròng và lợi nhuận hoạt động sau khi thanh toán lãi vay. Lấy tổng giá trị gia tăng trừ đi chi phí khấu hao sẽ được giá trị gia tăng ròng. Chi phí khấu hao chuyển đổi tài sản cố định thành chi phí trong thời gian hữu ích của tài sản. Hiệu quả sản xuất được chia thành Mức độ tập trung Vốn và Hiệu quả của Vốn, được diễn giải dưới đây:

(a) Hiệu suất lao động
Công thức tính: 
Tổng giá trị gia tăng
___________________________________ (đồng)
Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ​
Lưu ý: Tổng giá trị gia tăng = Lợi nhuận từ hoạt động + chi phí nhân sự và lao động + chi phí thuê + thuế và các chi phí xã hội + các khoản chi phí + chi phí khấu hao

(b) Tài sản cố định hữu hình trên số nhân công (Mức độ tập trung vốn)
Công thức tính: 
Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ cho
(Tài sản cố định hữu hình – giá trị xây dựng dở dang)
_______________________________________________ (đồng)
Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ​
Tỷ số này thể hiện giá trị đầu tư vào thiết bị trên đầu nhân công và giúp người phân tích hiểu được mức độ tiết kiệm lao động và sự hợp lý hoá của các khoản đầu tư vào thiết bị nhà máy trong quá trình sản xuất và bán hàng.

(c) Hiệu quả của đồng vốn
Công thức tính: 
Tổng giá trị gia tăng
_________________________________ (%)
Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ cho​
(Tài sản cố định hữu hình - giá trị xây dựng dở dang)
Tỷ số này tính toán giá trị gia tăng trên một đồng vốn tài sản cố định hữu hình hoạt động. Đây là một chỉ số thể hiện hiệu quả sản xuất

(d) Hệ số chi phí lao động đối với giá trị gia tăng
Công thức tính: 
Chi phí lao động và nhân sự
_____________________________ (%)
Tổng giá trị gia tăng​

Chỉ tiêu này tính toán tỷ lệ giữa chi phí nhân sự phân bổ như là tiền công lao động đối với tổng giá trị gia tăng. Hệ số này dùng để xem xét gánh nặng của chi phí nhân sự. Nếu tỷ số này cao thì gánh nặng chi phí nhân sự là lớn. Trong trường hợp đó, có khả năng công ty gặp vấn đề trong quản lý do giảm lợi nhuận mà có thể dùng để tái đầu tư.

V. Phân tích sức tăng trưởng
Những chỉ số thuộc phần này nhằm mục đích giúp người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng tính toán mức độ tăng trưởng hàng năm của doanh thu và lợi nhuận. Trường hợp lý tưởng là khi tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận

(a) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
Công thức tính: 
Doanh thu kỳ hiện tại
_______________________ - 1 (%)
Doanh thu kỳ trước​
Đây là chỉ số quan trọng nhất phản ánh mức độ tăng trưởng của công ty. Cần ghi nhận khi tỷ lệ này lớn hơn chỉ số lạm phát, (còn nếu nó nhỏ hơn thì có nghĩa mức độ tăng trưởng là âm) hoặc lớn hơn mức độ tăng trưởng của thị trường (nếu nhỏ hơn thì có nghĩa công ty đang gặp vấn đề về khả năng cạnh tranh và thị phần của nó đang giảm)

(b) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh 
Công thức tính: 
Lợi nhuận kinh doanh kỳ hiện tại
_________________________________ - 1 (%)
Lợi nhuận kinh doanh kỳ trước​
Đây là chỉ số quan trọng nhất để xem xét mức độ tăng trưởng của lợi nhuận công ty. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đánh giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

V. Định giá trên thị trường (đối với những công ty phát hành cổ phiếu)
Các số liệu để phân tích tài chính nói trên là những giá trị ghi sổ từ báo cáo tài chính và do đó, cán bộ phân tích cũng cần phải phân tích thêm trên cơ sở giá trị trên thị trường. Sau đây là những chỉ số cơ bản:
1. Tỷ lệ Gía cả trên thu nhập một cổ phần (PER) 
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phần. PER càng cao thì công ty càng được đánh giá cao. PER không chỉ phản ánh khả năng sinh lời hiện tại mà còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của công ty. Do vậy, PER thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế (ví dụ như lãi suất)
Công thức tính: 
Gía cổ phiếu
_________________________________ (lần)
Thu nhập của một cổ phần
2. Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ (PBR)
Công thức tính: 
Gía cổ phiếu
_____________________________ (lần)
Gía trị ghi sổ ròng của một cổ phần​
Nếu như tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì rất có khả năng công ty hoạt động kém
Bottom of Form


Monday, July 4, 2016

Phenol và xyanua hủy hoại sức khỏe ra sao


Phenol và xyanua đều là hóa chất độc, nếu nuốt phải hoặc tiếp xúc với liều lượng nhất định có thể gây chết người.

Bảng dữ liệu an toàn phát hành bởi Viện Vệ sinh Y tế Công cộng TP HCM định nghĩa phenol (C6H5OH) là chất rắn không màu đến hồng nhạt, mùi riêng biệt, thơm, chát, gây bỏng. Chất này dễ dàng hòa tan trong metanol, dietyl eter, acetone lạnh, nước, benzen, chloroform, glycerol, dầu khí, carbon disulfide, dầu dễ bay hơi và cố định, dung dịch nước kiềm hydroxit, carbon tetrachloride, acetic axit, chất lỏng sulfur dioxide, đặc biệt là rượu. Phenol hầu như không tan trong eter dầu hỏa.
phenol-va-xyanua-hai-suc-khoe-con-nguoi-ra-sao
Phenol ở dạng rắn. Ảnh: chemistryclass.

Phenol rất độc hại cho da, đường hô hấp, hệ tiêu hóa và mắt. Đặc biệt nguy hiểm nếu nuốt, hít hoặc tiếp xúc qua da. Chất này gây đột biến tế bào soma ở động vật có vú. Liều lượng 630 mg/kg gây chết 50% động vật khi tiếp xúc qua da. Con người nhiễm độc phenol có thể bị ảnh hưởng mạn tính dẫn đến ung thư, hư hại các cơ quan như thận, hệ thần kinh trung ương, gan.
Tiến sĩ Phan Thế Đồng, giảng viên Khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Hoa Sen, TP HCM, khẳng định phenol là hóa chất dùng trong công nghiệp, có nhiều độc tính nguy hại đến sức khỏe con người nên không được phép hiện diện trong thực phẩm. Do vậy hoàn toàn không có tiêu chuẩn quy định mức độ hay hàm lượng phenol trong thực phẩm.
Theo sách Dược lực học do Đại học Y Dược TP HCM phát hành, xyanua (hay cyanide) là tên gọi các hóa chất cực độc có ion [C≡N], gồm một nguyên tử cacbon và nitơ. Chỉ cần một lượng nhỏ từ 0,15 đến 0,2 g cũng có thể gây chết người.
Xyanua có thể được sản sinh bởi vi khuẩn, nấm và tìm thấy trong một số thực phẩm thực vật như măng tre, rễ sắn, rau chân vịt. Chất này tồn tại trong nước, đất là nguồn thải của quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hóa dầu, sản xuất thép. Một số nguồn xyanua khác từ khói xe và động cơ sử dụng xăng dầu.
Khi đi vào cơ thể sinh vật, xyanua tác động lên men ôxy daza (có chức năng chuyển oxy từ máu đến các mô). Từ đó ngăn cản quá trình hấp thụ ôxy của tế bào làm cho tế bào chết đi. Sinh vật nhiễm độc chất này ở mức độ nặng có thể dẫn đến ngạt thở và tử vong nhanh chóng. 
Nghiên cứu lâm sàng ghi nhận nếu chỉ nhiễm một lượng xyanua rất nhỏ thì sẽ không gây ngộ độc bởi chất này khi đi vào cơ thể sinh vật sẽ bị biến đổi thành CO2 và được đào thải ra ngoài trong vòng 24 giờ. Trường hợp nhiễm độc xyanua lượng lớn hơn một mg/l có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng điển hình của ngộ độc xyanua gồm ngộ độc cấp do sốc và nhiễm toan. Bệnh nhân thường bị chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, co giật có thể dẫn tới tử vong. Báo cáo hàng năm trên thế giới có hàng nghìn người chết do nhiễm độc xyanua. Tại Việt Nam cũng xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc trong những vụ án sử dụng chất này để đầu độc người khác, công nhân làm việc trong môi trường có nồng độ xyanua cao mà không trang bị phương tiện bảo hộ. Mới đây nhất là vụ nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh xả thải lượng lớn phenol, xyanua và sắt II hydroxit ra môi trường biển khiến hàng loạt cá và các sinh vật chết ngạt do thiếu dưỡng khí.
Anh Tuấn - Trần Ngoan

Những công việc kỳ quặc nhất thế giới

Dạy chó lướt ván, khóc thuê, làm trang sức đựng tro cốt hay xác định giới tính gà là những nghề cho thu nhập khá cao.

1. Lấy nọc độc rắn
Những người làm công việc này sẽ phải lấy nọc độc từ những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới như rắn chuông và hổ mang. Độc này sẽ được sử dụng để tạo ra các huyết thanh kháng độc dùng cho bệnh viện hoặc phòng thí nghiệm. Nó có thể bán với giá 1.000 USD mỗi gram.
 
2. Phù dâu
Các phù dâu chuyên nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ cô dâu trong ngày trọng đại của mình. Jen Glantz - đồng sáng lập một công ty chuyên cho thuê phù dâu cho biết công ty thường cung cấp các “phù dâu bí mật” và dịch vụ hỗ trợ cá nhân trong tiệc cưới. Mức phí dao động từ 300 cho tới 2.000 USD mỗi đám cưới.
 
3. Di chuyển băng
Di chuyển băng trở thành một nghề sau thảm hoại chìm tàu Titanic năm 1912. Tổ chức Tuần tra Băng Quốc tế (IIP) - thành lập một năm ngay sau đó - có nhiệm vụ theo dõi vị trí các tảng băng trôi và cung cấp những tuyến đường an toàn. Nếu cần thiết, các tảng băng sẽ được kéo ra khỏi khu vực để mở đường cho tàu thuyền đi qua.
 
4. Khóc thuê
Người khóc thuê sẽ tham dự các đám tang và khóc thương cho người quá cố. Một công ty ở Anh - Rent A Mourner cung cấp dịch vụ này với mức giá khoảng 70 USD trong hai tiếng.
 
5. Dạy chó lướt ván
Ở một số khu nghỉ mát dọc bờ biển, có nhiều nhân viên sẵn sàng dạy bạn và thú cưng lướt ván. Thậm chí một số nơi còn mở những lớp học chỉ dành riêng cho chó.
 
6. Thử nghiệm các sản phẩm dành cho mặt
Công việc chính của những người này là dùng tay để đánh giá hiệu quả các sản phẩm dành cho mặt như sữa dưỡng da, sữa rửa mặt và dao cạo râu. Họ có thể làm theo giờ với mức lương lên tới 25 USD mỗi giờ.
 
7. Ôm ấp
Khách hàng sẽ phải bỏ ra khoảng 80 USD mỗi giờ để được ôm ấp và trò chuyện với người lạ. Tuy nhiên, nhược điểm của công việc này là bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi gánh nặng tâm lý của người thuê mình.
 
8. Chế tác tro
Sau quá trình hỏa táng, gia đình người đã khuất có thể thuê những nghệ sĩ này làm kỷ vật để tưởng nhớ, như vòng cổ hay thủy tinh điêu khắc. Sau đó, tro cốt sẽ được đưa vào những đồ vật này, để giữ họ luôn bên gia đình
 
9. Nếm thức ăn chó
Các công ty bán đồ ăn cho thú nuôi thường có những nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Họ sẽ chịu trách nhiêm đánh giá hàm lượng dinh dưỡng. Và dĩ nhiên, họ thường nhổ ra ngay sau lần đầu nếm thử.
 
10. Xác định giới tính gà
Những người làm công việc này sẽ chỉ ra giới tính của gà con, và thông thường phụ thuộc nhiều vào trực giác. Các trại gà giống thường thuê các chuyên gia này (chủ yếu ở Anh và Nhật) với mức lương lên tới 60.000 USD một năm.
 
Ngọc Anh (theo BI)