Thursday, February 18, 2016

DU LỊCH NHA TRANG - THỜI GIAN

Nếu đã từng một lần tới với Nha Trang, du khách sẽ dễ dàng bị “đánh gục” bởi sự quyến rũ và năng động của thành phố biển xinh đẹp này.

LÊN LỊCH DU LỊCH NHA TRANG

Nha Trang khoác lên lên mình chiếc áo khí hậu nhiệt đời gió mùa, nhưng cũng chịu chi phối nhiều bởi khí hậu đại dương. Chính vì thế mà khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa, không quá khắc nghiệt như ở miền Bắc và cũng không quá thất thường như trong miền Nam. Mùa đông ở Nha Trang ít lạnh, mùa hè thường kéo dài nhưng nắng nóng không quá gay gắt. Thời tiết Nha Trang cũng có hai mùa mưa nắng rõ rệt. Thêm vào đó, thành phố biển Nha Trang lại nằm trong vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Chính vì thế mà du lịch Nha Trang quanh năm luôn sẵn sàng chào đón du khách ghé thăm.
- Từ tháng 1- 8: Mùa khô ngự trị khắp thành phố Nha Trang, thời tiết khá dịu, khô mát, thoáng đãng, vô cùng thích hợp với những chuyến du lịch Nha Trang theo bất cứ hình thức nào.
- Tháng 9 – 12: Những tháng cuối năm, Nha Trang bắt đầu chào đón những cơn mưa rả rích kèm theo chút se lạnh. Đôi lúc sẽ làm ảnh hưởng đến những kế hoạch tham quan của bạn. Do đó, nếu du lịch vào những tháng cuối năm như thế này, bạn nên trang bị đủ những vật dụng cần thiết như ô hay áo mưa, để tránh mất vui khi phải bất ngờ đối phó với những con mưa này.

Nha Trang là điểm đến được rất nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Ảnh: Alexinwanderland
Nha Trang là điểm đến được rất nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Ảnh: Alexinwanderland

Wednesday, February 17, 2016

Kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang-mảnh đất 'thủ đô kháng chiến'

Việt Nam là một đất nước anh hùng với những trang sử chói lọi và đầy tự hào. Du lịch Tuyên Quang, du khách như được sống lại những khoảnh khắc trọng đại của lịch sử nước nhà trong những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tuyên Quang được mọi người biết tới như “thủ đô kháng chiến” bởi mảnh đất này đã hai lần được Bác Hồ và TW Đảng chọn làm căn cứ địa cách mạng. Chính vì vậy, tới thăm Tuyên Quang, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về rất nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước. Đây cũng là điểm đến thu hút khách du lịch bởi nhiều thắng cảnh ấn tượng mà nếu chưa từng có kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang, du khách sẽ khó có thể khám phá hết. Chính vì vậy, Timeout Vietnam xin được gửi tới độc giả một số lưu ý cần thiết để ghé thăm “quê hương cách mạng” Tuyên Quang một cách trọn vẹn.
Khám phá vẻ đẹp của ‘thủ đô kháng chiến’ Tuyên Quang ảnh 1
Du lịch Tuyên Quang, du khách nên ghé thăm cây đa Tân Trào - nơi họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa vào ngày 16/8/1945. Ảnh: Internet
1. Nên khám phá Tuyên Quang vào thời gian nào?
Vào mỗi mùa trong năm, Tuyên Quang lại khoác lên mình một vẻ đẹp khác nhau. Chính vì vậy, du khách có thể tới Tuyên Quang vào bất cứ thời gian nào, tùy theo mục đích chuyến đi.
Lưu ý: Nếu có dự định khám phá thác Mơ hoặc khu du lịch sinh thái Na Hang, du khách nên theo dõi dự báo thời tiết để tránh những cơn mưa bất chợt khiến việc di chuyển gặp khó khăn.
2. Làm thế nào để tới Tuyên Quang?
Tuyên Quang chỉ cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km, đây là khoảng cách hoàn toàn phù hợp cho một chuyến phượt ngắn vào dịp cuối tuần hay nghỉ lễ. Hướng di chuyển được nhiều phượt thủ có kinh nghiệm du lịch Tuyên Quang lựa chọn là theo đường Phạm Văn Đồng, qua cầu Thăng Long để tới Phúc Yên, sau đó đi thẳng qua Việt Trì, Đoan Hùng để đến Tuyên Quang.
Tuy nhiên, nếu không có nhiều thời gian hoặc sức khỏe không bảo đảm, du khách cũng có thể dễ dàng mua vé xe khách tại bến xe Mỹ Đình để tới Tuyên Quang với giá khoảng 90.000 – 150.000đ/người.
3. Tuyên Quang có gì chơi?
Nằm trên địa phận huyện Sơn Dương, cách thị xã Tuyên Quang khoảng 41km, khu di tích lịch sử Tân Trào là địa điểm tham quan thu hút đông đảo du khách tìm tới nhất tại Tuyên Quang. Không chỉ gắn liền với sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi di tích trong khu di tích như lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào hay hang Bòng… đều là nơi ghi lại những sự kiện hào hùng của ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Không chỉ là nơi tuyệt vời cho những chuyến du lịch về nguồn, các di tích lịch sử Tuyên Quang còn hấp dẫn những du khách đam mê khám phá. Khoảnh khắc lênh đênh giữa phong cảnh hữu tình của hồ Na Hang, chinh phục 3 tầng thác Mơ hùng vĩ bằng thang dây, nghe truyền thuyết về thuồng luồng trả công hay hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành và phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh thị trấn Na Hang… chắc chắn sẽ là những trải nghiệm khó có thể phai mờ trong tâm trí du khách.
Khám phá vẻ đẹp của ‘thủ đô kháng chiến’ Tuyên Quang ảnh 2
Thác Mơ - điểm đến hấp dẫn cho những người đam mê chinh phục. Ảnh: Internet
Ngoài ra, du khách cũng nên dành thời gian ghé thăm thành cổ Tuyên Quang – điểm thương nghiệp phát triển thời Lý, tìm hiểu về nghệ thuật múa rối tại phường rối Thẩm Lộc hay thả mình thư giãn trong dòng nước đầy khoáng chất tại suối khoáng Mỹ Lâm.
4. Lưu trú
Để thuận tiện nhất cho việc di chuyển đến các điểm tham quan tại Tuyên Quang, du khách nên thuê phòng tại các nhà nghỉ, khách sạn nằm trên đường số 2 – tuyến đường chính của thành phố Tuyên Quang. Một số khách sạn được dân du lịch bụi đánh giá khá ổn với mức chi phí tương đối rẻ mà du khách có thể tham khảo như: Tân Trào, Kim Thoa, Mai Sơn, Kim Long…
Lưu ý: Du khách nên đặt phòng trước khi đến để tránh tình trạng không tìm được phòng khi du lịch Tuyên Quang.
5. Ăn uống tại Tuyên Quang
Khám phá ẩm thực Tuyên Quang, món ăn đầu tiên mà du khách nên thưởng thức là gỏi cá bỗng sông Lô. Cảm nhận vị ngọt của thịt cá, vị bùi thơm của xương băm và vị dai giòn từ bẹ chuối non hòa quyện cùng vị chua của chanh, vị cay tê tê của ớt nơi đầu lưỡi khi thưởng thức món gỏi cá bỗng sông Lô sẽ khiến cho du khách khó có thể quên được.
Khám phá vẻ đẹp của ‘thủ đô kháng chiến’ Tuyên Quang ảnh 3
Gỏi cá bỗng sông Lô - đặc sản Tuyên Quang không thể bỏ qua. Ảnh: Internet
Cũng là một món đặc sản lừng danh tại Tuyên Quang, lợn đen được bà con dân tộc sống tại các xã trên địa bàn huyện Na Hang chăn thả tự nhiên có thịt thơm, săn chắc, bì giòn… vô cùng đặc biệt. Dù chế biến thành món nướng, xào lăn hay muối chua… du khách cũng sẽ bị hương vị tuyệt hảo của thịt lợn đen làm cho mê mẩn.
Ngoài ra, khi du lịch Tuyên Quang, du khách cũng không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức những ống cơm lam thơm bùi, những miếng thịt vịt bầu Minh Hương ngọt ngào, béo ngậy, cảm nhận vị ngon đậm đà và tinh túy của núi rừng ẩn chứa trong món măng lưỡi lợn hay nhâm nhi chén rượu ngô Na Hang và "nghe" hương thơm mát của rượu lan tỏa khắp cơ thể.
Lê Long
http://timeoutvietnam.vn/kinh-nghiem-du-lich-tuyen-quang-manh-dat-thu-do-khang-chien-10438.html

Luật Futsal (Bóng đá trong nhà - mini 5 người) mới nhất 2014

Luật I. Sân thi đấu
1. Kích thước:
- Sân thi đấu phải là hình chữ nhật, có chiều dọc lớn hơn chiều ngang.
Chiều dài: Tối thiểu: 25m Tối đa: 42m
Chiều rộng: Tối thiểu: 15m Tối đa 25m

2. Đối với các trận đấu quốc tế:
- Sân thi đấu quốc tế:
Chiều dài: Tối thiểu: 38m Tối đa: 42m
Chiều rộng: Tối thiểu: 18m Tối đa 25m

3. Các đường giới hạn sân thi đấu:
Chu vi của sân thi đấu được xác định bởi các đường giới hạn: 
- Hai đường giới hạn dài hơn gọi là đường biên dọc.
- Hai đường giới hạn ngắn hơn gọi là đường biên ngang.
- Tất cả các đường kẻ sân có chiều rộng 8cm.
- Đường kẻ thẳng suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau gọi là đường giới hạn nửa sân.
- ở chính giữa đường giới hạn này có một điểm là tâm của sân (điểm giao bóng). Lấy điểm đó làm tâm kẻ đường tròn bán kính 3m, đó là vòng tròn giữa sân. 
4. Khu phạt đền: Từ biên ngang của mỗi phần sân, lấy chân 2 cột dọc cầu môn làm tâm kẻ vào trong sân 1/ 4 đường tròn có bán kính 6m, nối điểm cuối của 2 cung 1/ 4 đường tròn được một đoạn thẳng dài 3.16m song song và cách đều đường biên ngang 6m. Khu vực được giới hạn bởi những đường kẻ này gọi là khu phạt đền. Đường thẳng giới hạn này còn gọi là đường 6m.5. Chấm phạt đền thứ nhất: 
Chấm phạt đền thứ nhất là điểm rõ ràng trên đường thẳng vuông góc với biên ngang, cách biên ngang 6m. Điểm này nằm trên đường 6m và ở giữa đoạn thẳng 3,16m.

6. Chấm phạt đền thứ hai:
Chấm phạt đền thứ 2 là điểm rõ ràng trên sân, nằm chính giữa trên đường thẳng vuông góc với biên ngang, cách biên ngang 10m. 7. Cung đá phạt góc: 
Cung phạt góc là 1/4 đường tròn có bán kính 25cm được kẻ phía trong sân, có tâm là mỗi góc sân.

8. Khu vực thay thế cầu thủ: Khu vực thay thế cầu thủ là nơi để cầu thủ ra và vào sân khi thay thế :
- Khu vực này nằm trên đường biên dọc, phía đặt ghế ngồi của cầu thủ, quan chức đội bóng và có chiều dài 5m, được xác định rõ ràng bởi hai đoạn thẳng vuông góc với đường biên dọc có độ rộng 8cm và độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). 
- Khu vực ngay trước bàn trọng tài, cách đường giới hạn nửa sân 5m về mỗi bên phải được để trống.

9. Cầu môn:
Cầu môn phải được đặt ở giữa mỗi đường biên ngang, gồm hai cột dọc vuông góc với mặt sân, cách đều mỗi góc sân, được nối với nhau bằng một thanh xà ngang song song với mặt sân thi đấu.
Khoảng cách giữa hai cột dọc là 3m (tính từ mép trong) và khoảng cách từ thanh xà ngang tới mặt sân thi đấu là 2m (tính từ mép dưới). 
Cả xà ngang và cột dọc của cầu môn đều có cùng kích thước bề rộng và bề dầy là 8cm. Đường cầu môn phải có cùng bề rộng với cột dọc và xà ngang. Lưới có thể được làm bằng sợi vải, sợi đay hoặc nylon và phải được mắc vào cột dọc, xà ngang, gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách chắc chắn. Phần dưới lưới phải được đỡ bằng 2 thanh xà cong hoặc hình dạng khác có sức đỡ phù hợp.
Khung cầu môn có chiều sâu là 80cm ở phía trên và 100cm ở dưới mặt đất tính từ mép trong của cột dọc về phía bên ngoài sân thi đấu.
10. Sự an toàn: 
Cầu môn phải là hệ thống cố định để tránh trường hợp bị đổ. Cầu môn di động có thể sử dụng được, nhưng nó phải có sự ổn định như cầu môn cố định.

11. Bề mặt sân thi đấu:
Bề mặt sân thi đấu phải mềm, phẳng và được làm bằng chất không bị mài mòn. Nên sử dụng sân lát gỗ hoặc phủ chất liệu nhân tạo phù hợp. Nên tránh sân làm bằng chất liệu xi măng hay đá dăm trộn nhựa đường.
Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
1. Nếu đường biên ngang chỉ dài 15 hay 16m thì bán kính của cung 1/4 vòng tròn phải là 4m. Trong trường hợp này, điểm chấm phạt đền thứ nhất sẽ vẫn là điểm cách điểm chính giữa của hai cột dọc là 6m.
2. Phải đánh dấu một điểm bên ngoài sân thi đấu, cách cung phạt góc 5m và ở góc phải của đường biên ngang để đảm bảo cự ly khi thực hiện quả đá phạt góc. Độ rộng của điểm này là 8cm.
3. Trên sân thi đấu, phải vẽ thêm hai điểm cách chấm phạt đền thứ hai về phía bên trái và bên phải 5m để xác định cự ly khi cầu thủ thực hiện quả đá phạt tại chấm phạt đền thứ hai. Độ rộng của điểm này là 6cm.
4. Khu ghế ngồi của đội bóng phải được đặt ngoài đường biên dọc, ngay bên cạnh khu vực trống trước bàn trọng tài.

Luật II: Bóng
1. Chất lượng và kích thước:
- Bóng phải hình cầu.
- Chất liệu vỏ ngoài của bóng phải bằng da hoặc chất liệu khác tương ứng. 
- Chu vi quả bóng tối thiểu là 62cm và tối đa là 64cm. 
- Trọng lượng quả bóng lúc đầu trận đấu không được nặng hơn 440g và nhẹ hơn 400g. 
- áp suất của bóng: Từ 0,4 – 0,6 át-mốt-phe (400 – 600gr/cm2).
2. Thay thế khi bóng hỏng:
Nếu bóng thi đấu bị hỏng trong khi trận đấu vẫn đang tiếp diễn thì:
- Tạm dừng trận đấu.
- Trận đấu sẽ được bắt đầu lại bằng quả thả bóng tại nơi bóng bị hỏng. 
Nếu bóng thi đấu bị hỏng khi ngoài cuộc (bắt đầu trận đấu, đá phạt, phạt góc, phạt trực tiếp, đá penalty hoặc đá biên) thì:- Trận đấu sẽ được bắt đầu lại theo các tình huống thích hợp với Luật thi đấu bóng đá Futsal.
Chỉ có trọng tài mới có quyền thay thế bóng trong trận đấu.

Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế: 1. Không được sử dụng loại bóng làm bằng nỉ trong các trận đấu quốc tế .
2. Trong lần thả đầu tiên ở độ cao 2m, độ nảy của bóng tối đa là 65cm và tối 
thiểu là 50cm.
Trong các trận đấu, chỉ có những quả bóng đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu như trong Luật II mới được sử dụng.
Trong những trận đấu do FIFA hoặc các Liên đoàn bóng đá khu vực tổ chức, chỉ có những quả bóng đã qua kiểm nghiệm và có một trong ba chứng chỉ sau đây:
- “FIFA APPROVED”.
- “FIFA INSPECTED”.
- “INTERNATIONAL MATCHBALL STANDARD”.
Chứng chỉ trên quả bóng chỉ ra rằng quả bóng đó đã được kiểm tra chính thức và phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tối thiểu theo luật II. FIFA sẽ ban hành danh sách các yêu cầu cụ thể thêm đối với mỗi tiêu chí kiểm tra đó và sẽ lựa chọn các viện thí nghiệm có chức năng kiểm định chất lượng bóng thi đấu.
Các giải đấu do LĐBĐ quốc gia tổ chức cũng cần phải sử dụng bóng thi đấu có một trong ba chứng chỉ trên.
Trong tất cả các trận đấu khác, bóng thi đấu phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật của luật II.
Trong các trận đấu do FIFA, các Liên đoàn bóng đá khu vực hay các LĐBĐ quốc gia tổ chức, không được có bất kỳ loại hình quảng cáo nào xuất hiện trên bóng thi đấu, ngoại trừ logo của giải đấu, đơn vị tổ chức giải đấu và logo của nhà sản xuất bóng. Điều lệ giải đấu có thể giới hạn kích cỡ và số lượng của các logo này. 

Luật III. Số lượng cầu thủ
1. Cầu thủ:
Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 cầu thủ, trong đó có một thủ môn.
2. Trình tự thay thế cầu thủ: Trong bất kỳ trận đấu nào của một giải chính thức do FIFA, Liên đoàn bóng đá Châu lục hay Liên đoàn bóng đá quốc gia điều hành, cầu thủ dự bị đều được sử dụng để thay thế.
Số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7. Số lần thay đổi cầu thủ dự bị (kể cả thay thế thủ môn dự bị) trong một trận đấu không hạn chế. 
Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thi đấu thay thế cầu thủ khác. Việc thay cầu thủ dự bị có thể được tiến hành khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc, nhưng phải được thực hiện đúng các quy định sau đây:
+ Cầu thủ bị thay thế phải rời sân qua khu vực thay cầu thủ của đội mình 
+ Cầu thủ được thay thế cũng phải vào từ khu vực thay cầu thủ của đội mình và phải đợi cầu thủ bị thay thế đã hoàn toàn ra khỏi sân thi đấu.
+ Một cầu thủ dự bị được tham gia thi đấu hay không là quyền thuộc về quyết định của trọng tài.
+ Việc thay người kết thúc khi cầu thủ bị thay đã rời sân và cầu thủ được thay thế đã vào sân. Lúc này cầu thủ dự bị trở thành chính thức và cầu thủ bị thay thế không còn là cầu thủ chính thức nữa.
Cầu thủ nào cũng có thể thay thế vị trí của thủ môn. 

3. Lỗi và cách xử phạt:
a. Trong khi thay người, nếu một cầu thủ dự bị vào sân khi cầu thủ bị thay thế chưa rời khỏi sân hoàn toàn thì:- Dừng trận đấu.
- Buộc cầu thủ bị thay thế nhanh chóng rời sân. 
- Cảnh cáo và phạt thẻ vàng cầu thủ vào sân và buộc cầu thủ đó rời khỏi sân để hoàn tất thủ tục thay người.
- Trận đấu được bắt đầu lại bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại nơi bóng dừng.
b. Trong khi thay người, nếu một cầu thủ dự bị vào sân hoặc cầu thủ bị thay thế rời khỏi sân không đúng khu vực thay cầu thủ của đội mình thì:- Dừng trận đấu.
- Cảnh cáo, phạt thẻ vàng cầu thủ vi phạm và buộc cầu thủ đó rời khỏi sân để tiến hành đúng thủ tục thay người. 
- Trận đấu được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại chỗ bóng dừng.
Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
Để bắt đầu trận đấu, mỗi đội phải có 5 cầu thủ.
Trong trường hợp nhiều cầu thủ bị truất quyền thi đấu, nếu một trong hai đội không còn đủ 3 cầu thủ trên sân (kể cả thủ môn), trận đấu sẽ bị huỷ bỏ.
Một quan chức đội bóng có thể được chỉ dẫn chiến thuật cho các cầu thủ trong suốt trận đấu. Tuy nhiên, các quan chức không được cản trở cầu thủ, trọng tài trong khi họ thi đấu và làm nhiệm vụ trên sân, và phải luôn có hành vi, cư xử đúng mực. 

Luật IV. Trang phục cầu thủ
1. Sự an toàn: 
Cầu thủ không được mang bất kỳ vật gì gây nguy hiểm cho bản thân mình và cho các cầu thủ khác, kể cả các loại đồ trang sức. 

2. Trang phục cơ bản:
Trang phục cơ bản của một cầu thủ bao gồm những vật sau (từng chiếc rời nhau): 
- áo thi đấu
- Quần đùi – nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi phải cùng mầu với mầu quần đùi thi đấu. 
- Bít tất dài
- Bọc ống quyển 
- Giầy - chỉ loại giầy bằng vải, da mềm hay giầy thể thao đế cao su mềm hoặc chất liệu tương tự mới được sử dụng. Việc mang giầy là bắt buộc.

3. Bọc ống quyển: - Bọc ống quyển phải được bít tất phủ kín
- Làm bằng chất liệu thích hợp (cao su, nhựa tổng hợp hoặc chất liệu tương tự). 
- Có khả năng bảo vệ tốt.

4. Thủ môn: 
- Thủ môn được quyền mặc quần dài
- Thủ môn phải mặc trang phục thi đấu có màu dễ phân biệt với các cầu thủ khác và trọng tài. 
- Trong trường hợp muốn thay thế thủ môn bằng một cầu thủ dự bị, cầu thủ đó cần mặc áo thủ môn đúng số áo mà cầu thủ đó đã đăng ký lúc đầu. 

5. Lỗi và cách xử phạt:
Bất kỳ cầu thủ nào vi phạm điều luật này sẽ được trọng tài mời ra khỏi sân để chỉnh lại trang phục hoặc bổ sung trang phục bị mất. Khi trang phục đã chỉnh tề, cầu thủ muốn trở lại sân phải thông báo cho một trong các trọng tài đang làm nhiệm vụ, và trọng tài này sẽ kiểm tra lại trang phục cầu thủ trước khi cho phép cầu thủ này trở lại sân thi đấu.
6. Bắt đầu lại trận đấu:
Nếu trọng tài cho dừng trận đấu để phạt cầu thủ vi phạm luật thì trận đấu được bắt đầu lại bằng một quả phạt gián tiếp cho đội đối phương tại chỗ bóng dừng.
Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế: 
Các cầu thủ không được để lộ áo lót trong có biểu ngữ hoặc quảng cáo. Ban tổ chức giải phạt sẽ bất cứ cầu thủ nào kéo áo để lội biểu ngữ hoặc quảng cáo ở áo lót trong.
áo thi đấu phải có ống tay. 

Luật V. Trọng tài chính
1. Quyền hạn của trọng tài:
Mỗi trận đấu có một trọng tài chính điều khiển. Trọng tài có toàn quyền thực hiện Luật thi đấu ở trận đấu mà trọng tài đó được bổ nhiệm điều hành và có hiệu lực ngay khi trọng tài bước vào sân và kết thúc khi trọng tài rời khỏi sân.
2. Nhiệm vụ của trọng tài:
Trọng tài chính:
- Đảm bảo việc áp dụng Luật bóng đá.
- Không thổi phạt những lỗi có thể tạo lợi thế cho đội phạm lỗi.
- Ghi nhận mọi sự cố diễn biến trước, trong và sau trận đấu; và các biện pháp xử phạt đối với cầu thủ và quan chức.
- Đảm nhiệm việc theo dõi thời gian thi đấu trong trường hợp không có trọng tài bấm giờ.
- Có quyền tạm dừng, tạm hoãn hoặc huỷ bỏ trận đấu vì bất kỳ vi phạm Luật thi đấu nào nếu xét thấy cần thiết; 
- Nếu có bất cứ hình thức can thiệp nào từ bên ngoài, trọng tài có thể tạm dừng, tạm hoãn hoặc huỷ bỏ trận đấu.
- Có hình thức kỷ luật đối với các cầu thủ phạm lỗi bằng các hình thức cảnh cáo (thẻ vàng) hay truất quyền thi đấu (thẻ đỏ).- Có hình thức kỷ luật đối với quan chức, HLV đội bóng có hành vi khiếm nhã và xét nếu cần thiết, có thể đuổi ra khỏi sân và khu vực xung quanh.
- Đảm bảo không có người nào vào sân khi không được sự cho phép.
- Tạm dừng trận đấu nếu nhận thấy có cầu thủ bị chấn thương nặng và đảm bảo đưa ngay cầu thủ đó ra ngoài sân thi đấu để chữa trị.
- Cho tiếp tục trận đấu cho đến khi bóng ngoài cuộc nếu nhận thấy cầu thủ chỉ bị chấn thương nhẹ.
- Quyết định bóng thi đấu đúng theo quy định của Luật II.
- Phạt lỗi nghiêm trọng hơn đối với cầu thủ liên tiếp phạm lỗi trong cùng một thời điểm. 
3. Những quyết định của trọng tài:
Những quyết định của trọng tài liên quan đến trận đấu là những quyết định cuối cùng.
Trọng tài và trọng tài thứ 2 chỉ có thể thay đổi quyết định của mình nếu nhận thấy quyết định đó thiếu chính xác hoặc nếu họ thấy ràng cần thiết phải làm như vậy, với điều kiên trận đấu chưa được tiếp tục trở lại hoặc chưa kết thúc.

Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
Trường hợp trọng tài chính và trọng tài thứ hai đồng thời phát hiện lỗi cùng một lúc nhưng không xác định được đội nào phạm lỗi thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính.
Cả trọng tài chính và trọng tài thứ hai đều có quyền cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu cầu thủ nhưng trong trường hợp không thống nhất được với nhau, thì quyền quyết định thuộc về trọng tài chính. 

Luật VI. trọng tài thứ 2
Nhiệm vụ:
Mỗi trận đấu có một trọng tài thứ 2 hoạt động ở phía đối đối diện với trọng tài chính bên ngoài sân thi đấu. Trọng tài thứ 2 được phép trang bị và sử dụng còi. Trọng tài thứ hai giúp trọng tài chính điều khiển trận đấu theo Luật.
Ngoài ra, trọng tài thứ 2 còn có những nhiệm vụ sau đây:
- Có quyền cho dừng trận đấu vì bất kỳ vi phạm Luật nào nếu thấy cần thiết.
- Phối hợp với trọng tài chính đảm bảo việc thay thế cầu thủ đúng quy định .
Trong những trường hợp có sự can thiệp không đúng mức của trọng tài thứ 2, trọng tài chính có quyền thay trọng tài thứ 2 đồng thời báo cáo sự việc về Ban tổ chức có thẩm quyền.
Những Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
Trong những trận đấu quốc tế nhất thiết phải có trọng tài thứ 2. 

Luật VII. Trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ 3
Nhiệm vụ:
Mỗi trận đấu cần có trọng tài thứ 3 hoạt động cùng với trọng tài bấm giờ. Vị trí của trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ ba ở ngoài sân thi đấu, ngang đường giữa sân và cùng phía với khu vực thay người của các đội bóng.
Liên đoàn bóng đá quốc gia hoặc đơn vị tổ chức giải phải trang bị đồng hồ bấm giờ và những trang thiết bị cần thiết cho trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ 3 để họ ghi lại các lỗi tổng hợp.

A. Trọng tài bấm giờ:
Đảm bảo thời gian thi đấu theo đúng các điều khoản của Luật VIII.
- Bấm để đồng hồ chạy khi bắt đầu quả giao bóng.
- Bấm dừng đồng hồ khi bóng ngoài cuộc.
- Bấm đồng hồ bắt đầu lại trận đấu sau mỗi quả đá biên, quả phát bóng lên, quả phạt góc, quả phạt trực tiếp, gián tiếp, những quả phạt ở chấm phạt đền 1, phạt đền 2, quả thả bóng chạm đất,….
Theo dõi thời gian hội ý 1 phút.
Theo dõi thời gian 2 phút đối với đội có cầu thủ bị truất quyền thi đấu.
Dùng ký hiệu hoặc tiếng còi (khác hẳn với tiếng còi của 2 trọng tài) báo hiệu khi kết thúc hiệp 1, kết thúc trận đấu, các hiệp phụ (nếu có) và báo hết thời gian hội ý.
Ghi lại các lần hội ý của mỗi đội, thông báo cho hai trọng tài và hai đội thực hiện các lần hội ý, ra hiệu cho phép hội ý mỗi khi huấn luyện viên yêu cầu (luật 8).
Theo dõi công việc trọng tài xử phạt 5 lỗi “ tổng hợp” đầu của mỗi đội trong từng hiệp và kịp thời báo hiệu cho trọng tài bằng ký hiệu hoặc tiếng còi (khác hẳn với tiếng còi của 2 trọng tài) khi có đội bóng đã vi phạm đủ 5 lỗi “tổng hợp”.
B. Trọng tài thứ 3:
Ngoài việc hỗ trợ trọng tài bấm giờ, trọng tài thứ ba:
- Theo dõi công việc trọng tài xử phạt 5 lỗi “ tổng hợp” đầu của mỗi đội trong từng hiệp. 
- Ghi chép những lần tạm dừng trận đấu và nguyên nhân tạm dừng trận đấu.
- Theo dõi số bàn thắng của trận đấu, ghi lại số áo của các cầu thủ ghi bàn. 
- Ghi tên và số áo của cầu thủ bị phạt thẻ vàng hoặc thẻ đỏ.
- Giám sát việc thay thế bóng theo yêu cầu của các trọng tài.
- Nếu cần thiết, có thể kiểm tra trang phục của các cầu thủ dự bị trước khi họ vào sân thi đấu.
- Ra hiệu cho các trọng tài khi có trường hợp phạm lỗi thẻ vàng hoặc thẻ đỏ rõ ràng hoặc nếu có hành vi phạm lỗi thô bạo xảy ra ngoài tầm kiểm soát của trọng tài. Trong bất cứ tình huống nào, trọng tài chính vẫn là người có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến trận đấu.
- Giám sát hành vi của những người ngồi trên hàng ghế chỉ đạo và thông báo với trọng tài về những hành vi không thích hợp. - Cung cấp các thông tin khác liên quan đến trận đấu.
Trong trường hợp có sự can thiệp không đúng mức của trọng tài bấm giờ hoặc trọng tài thứ 3, trọng tài chính có quyền bác bỏ và thay trọng tài bấm giờ hoặc trọng tài thứ 3 khác đồng thời báo cáo sự việc lên Ban tổ chức có thẩm quyền.
Trường hợp có trọng tài bị chấn thương không tiếp tục làm nhiệm vụ được nữa, trọng tài thứ 3 có thể sẽ là người thay thế với nhiệm vụ trọng tài chính hoặc trọng tài thứ 2.

Những Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
Trong các trận đấu quốc tế, nhất thiết phải có trọng tài bấm giờ và trọng tài thứ ba làm nhiệm vụ.
Trong các trận đấu quốc tế, đông hồ bấm giờ phải có đầy đủ chức năng cần thiết (theo dõi được thời gian trận đấu, thời gian 2 phút phạt đối với 4 cầu thủ bị cùng một lúc và để theo dõi tổng hợp các lỗi của mỗi đội bóng trong mỗi hiệp đấu).Nếu trọng tài thứ ba vắng mặt, trọng tài bấm giờ đảm nhận nhiệm vụ cụ thể của trọng tài thứ ba. 

Luật VIII. Thời gian thi đấu
1. Thời gian trận đấu: Một trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút.
Việc theo dõi từng trận đấu do trọng tài bấm giờ chịu trách nhiệm như quy định của Luật VII.
Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, nếu một đội bóng được hưởng quả phạt đền hoặc quả đá phạt trực tiếp, hiệp đấu đó phải được kéo dài đủ để thực hiện xong quả phạt đó.
2. Thời gian hội ý:
Trong mỗi hiệp đấu, các đội được quyền hội ý một lần với thời gian 1 phút nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:a. Quan chức của đội mới được quyền yêu cầu thời gian 1 phút hội ý thông qua trọng tài bấm giờ.
b.Trọng tài bấm giờ chỉ cho phép đội bóng hội ý khi đội bóng đó đang khống chế bóng.
c. Trọng tài bấm giờ ra hiệu cho phép đội bóng được hội ý khi bóng ngoài cuộc bằng ký hiệu hoặc tiếng còi khác với trọng tài chính.
d. Khi hội ý, các cầu thủ dự bị phải ở bên ngoài sân. Các cầu thủ chỉ được thay vào sân khi thời gian hội ý kết thúc. Quan chức chỉ đạo đội bóng không được phép vào sân. 
e. Nếu trong hiệp 1, đội nào không yêu cầu hội ý thì sang hiệp 2 cũng chỉ được hội ý 1 lần.

3. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp: Thời gian nghỉ giữa hai hiệp không quá 15 phút.
Những Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế: 
1. Nếu trọng tài bấm giờ không có mặt tại đó, Huấn luyện viên đội bóng có thể trực tiếp yêu cầu trọng tài chính thời gian hội ý cho đội.
2. Không có thời gian hội ý trong thời gian thi đấu 2 hiệp phụ (Nếu điều lệ giải có quy định đấu thêm 2 hiệp phụ sau khi kết thúc 2 hiệp chính). 

Luật IX. Bắt đầu và bắt đầu lại trận đấu
1. Bắt đầu trận đấu:
Trước khi trận đấu bắt đầu, việc chọn sân hoặc đá quả giao bóng phải được xác định bằng cách tung đồng tiền. Đội được quyền ưu tiên sẽ được chọn cầu môn mà đội mình sẽ tấn công trong hiệp một của trận đấu. Đội kia sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu. Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2.
Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu, hai đội đổi sân và như vậy hướng tấn công của từng đội sẽ ngược lại với hiệp một. 

2. Quả giao bóng:
Thực hiện quả giao bóng là một hình thức bắt đầu hoặc bắt đầu lại trận đấu:
- Vào thời điểm bắt đầu trận đấu.
- Sau mỗi bàn thắng hợp lệ. 
- Vào thời điểm bắt đầu hiệp hai của trận đấu.
- Vào thời điểm bắt đầu mỗi hiệp phụ của trận đấu phụ.
Quả giao bóng đi trực tiếp vào cầu môn được công nhận là bàn thắng hợp lệ. 

3. Quá trình tiến hành quả giao bóng:
- Tất cả cầu thủ của hai đội phải đứng trên phần sân của đội mình.
- Cầu thủ của đội không được quyền giao bóng phải đứng cách xa bóng ít nhất là 3m cho đến khi bóng được đưa vào cuộc.- Bóng phải được đặt tại điểm giao bóng trong vòng tròn trung tâm.
- Trọng tài sẽ thổi còi để bắt đầu trận đấu.
- Bóng vào cuộc sau khi được đá và di chuyển.
- Cầu thủ đá quả giao bóng không được tiếp tục chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa được chạm hoặc đá bởi một cầu thủ khác.
Sau mỗi bàn thắng, đội thua được đá quả giao bóng để bắt đầu lại trận đấu.

4. Lỗi và cách xử phạt:
Trong trường hợp cầu thủ giao bóng chạm bóng liên tiến lần thứ 2 trước khi bóng được đá hoặc chạm bởi một cầu thủ khác thì đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại điểm phạm lỗi. 
Đối với bất kỳ lỗi vi phạm nào xảy ra trong quá trình giao bóng thì quả giao bóng đều được thực hiện lại.

5. Quả thả bóng chạm đất:
Sau mỗi lần tạm dừng trận đấu vì bất kỳ lý do gì không ghi trong Luật thi đấu và lúc đó bóng chưa vượt khỏi các đường biên ngang và biên dọc thì trận đấu được tiếp tục bằng quả thả bóng chạm đất.
6. Quá trình tiến hành quả thả bóng chạm đất: Một trong hai trọng tài thực hiện thả bóng chạm đất tại nơi bóng dừng. 
7. Lỗi và cách xử phạt: 
Quả thả bóng chạm đất được thực hiện lại khi: 
- Có một cầu thủ chạm bóng trước khi bóng chạm đất. 
- Sau khi thả chạm đất, bóng vượt qua ngoài đường giới hạn sân, trước khi cầu thủ chạm bóng. 

8. Trường hợp đặc biệt:
- Đội phòng ngự được hưởng quả phạt trong khu phạt đền của đội mình có thể đặt bóng tại bất kỳ điểm nào trong khu phạt đền.- Đội tấn công được hưởng quả phạt gián tiếp trong khu phạt đền của đội phòng ngự, bóng được đặt trên đường giới hạn khu phạt đền tại điểm gần nơi phạm lỗi nhất.
- Nếu quả thả bóng chạm đất được thực hiện trong khu phạt đền thì bóng sẽ được thả trên đường giới hạn khu phạt đền và gần vị trí bóng dừng nhất 

Luật X. Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc
1. Bóng ngoài cuộc: 
Bóng được coi là ngoài cuộc khi:
- Khi bóng vượt hẳn khỏi biên dọc hoặc biên ngang dù ở mặt đất hay trên không.
- Sau tiếng còi dừng trận đấu của trọng tài.
- Bóng chạm trần nhà thi đấu.

2. Bóng trong cuộc:
Ngoài 3 trường hợp trên, bóng được coi là trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp: - Bóng bật từ cột dọc, xà ngang của khung cầu môn vào trong sân.
- Bóng bật vào sân từ trọng tài chính hoặc trọng tài thứ 2 đứng trong sân.

Những Quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
1. Khi trận đấu diễn ra trong sân có mái che, nếu bóng chạm trần, trận đấu tạm dừng và sẽ được bắt đầu lại bằng quả đá biên cho đội không có cầu thủ đá bóng chạm trần. Quả đá biên được thực hiện tại điểm trên đường biên dọc gần nơi có bóng chạm trần nhất.
2. Độ cao tối thiểu của trần nhà thi đấu phải là 4m và được nêu trong Điều lệ của giải đấu. 

Luật XI. Bàn thắng hợp lệ
1. Bàn thắng hợp lệ:
Bàn thắng được công nhận khi quả bóng đã hoàn toàn vượt khỏi biên ngang giữa hai cột và dưới xà ngang của cầu môn, trừ khi:
- Quả bóng được ném vào cầu môn.
- Quả bóng do cầu thủ đội tấn công dùng tay hoặc cánh tay để ném, ôm hoặc đấm vào cầu môn, kể cả thủ môn. 

2. Đội thắng cuộc: Đội ghi nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng. Nếu hai đội đều không ghi được bàn thắng hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì trận đấu được coi là hoà.
3. Điều lệ giải:
Nếu như điều lệ giải quy định rằng một trận đấu phải kết thúc có đội thắng cuộc hoặc nếu một trận play – off kết thúc với tỉ số hoà, để xác định đội thắng, phải dựa vào các tiêu chí sau:
- Số bàn thắng ghi được tại sân khách,
- Đá hiệp phụ,
- Đá luân lưu.

Những quyết định của Hội đồng Luật quốc tế:
Chỉ những cách thức do FIFA đưa ra trong Luật thi đấu này mới được đưa vào Điều lệ giải để quyết định đội thắng trong 1 trận đấu hoặc trận play – off. 

Luật XII. Lỗi và hành vi khiếm nhã
Vi phạm lỗi và có hành vi khiếm nhã sẽ bị xử phạt như sau:
A. Phạt trực tiếp
Đội đối phương sẽ được hưởng một quả phạt trực tiếp khi một cầu thủ của đội kia vi phạm một trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài là tuy không cố tình nhưng đã dùng sức mạnh quá mức cần thiết hoặc do bất cẩn:
1. Đá hoặc tìm cách đá đối phương.
2. Ngáng hoặc tìm cách ngáng chân đối phương bằng cách xoạc hoặc thúc khuỷu (tay, chân) vào đối phương từ phía trước hoặc phía sau.
3. Nhẩy vào người đối phương.
4. Chèn đối phương 
5. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương
6. Xô đẩy đối phương
Và nếu cầu thủ vi phạm một trong 5 lỗi sau đây thì đội đối phương cũng sẽ được hưởng 1 quả phạt trực tiếp:
1. Lôi, kéo đối phương
2. Nhổ nước bọt vào đối phương
3. Tìm cách xoạc bóng khi bóng trong hoặc ngoài tầm khống chế của đối phương, trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình nhưng động tác không được dùng sức mạnh quá mức cần thiết hoặc bất cẩn, thô bạo.
4. Xoạc để lấy bóng nhưng chạm đối phương trước rồi mới chạm bóng.
5. Cố tình dùng tay chơi bóng, trừ thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình.
Quả phạt trực tiếp được thực hiện tại nơi xảy ra phạm lỗi, trừ quả phạt cho đội phòng ngự được hưởng trong khu phạt đền của đội mình. Trong trường hợp này quả phạt có thể được thực hiện ở bất cứ điểm nào trong khu phạt đền của đội đó.
Những lỗi phạt trực tiếp ở trên được tính là lỗi “tổng hợp”.

B. Phạt đền: 
Nếu cầu thủ cố tình vi phạm bất kỳ một trong những lỗi trên trong khu phạt đền của đội mình, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt đền 6m bất kể bóng ở vị trí nào và trong cuộc. 
C. Phạt gián tiếp:
Thủ môn phạm một trong những lỗi sau đây thì đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt gián tiếp:
1. Sau khi phát bóng, lại chạm bóng trở lại từ cầu thủ đồng đội chuyền về mà bóng chưa vượt qua đường giữa sân hoặc chưa chạm hoặc đá bởi cầu thủ đối phương.
2. Chạm hoặc bắt bóng bằng tay từ quả chuyền về của đồng đội.
3. Chạm hoặc bắt bóng bằng tay từ quả đá biên về của đồng đôi.
4. Chạm hoặc khống chế bằng tay hoặc chân ở bất cứ điểm nào thuộc phần sân đội mình lâu quá 4 giây.
Hoặc theo nhận định của trọng tài, cầu thủ vi phạm một trong những lỗi sau đây, sẽ bị quả phạt gián tiếp:
1. Có lối chơi nguy hiểm.
2. Cố tình ngăn cản đối phương.
3. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
4. Phạm một trong bất kỳ lỗi nào khác không được đề cập trong luật XII, mà trận đấu phải dừng lại để cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu cầu thủ.
Quả phạt gián tiếp cho đội đối phương được hưởng tại vị trí phạm lỗi. 

D. Xử phạt kỷ luật:
Thẻ vàng thẻ đỏ chỉ sử dụng để cảnh cáo cầu thủ đang thi đấu hoặc cầu thủ dự bị. 
Các trọng tài có quyền sử dụng các biện pha