Tuesday, December 8, 2015

Gửi thông điệp cho người ngoài hành tinh

Nếu thực sự Trái Đất muốn vươn ra khỏi bầu khí quyển và chạm tay tới một ai đó, chúng ta sẽ có cơ hội để liên kết với một dạng trí thông minh nào đó mà rằng thật sự chúng ta muốn họ cũng có phản ứng ngược lại với loài người. Một nhóm các nhà khoa học đang phát triển một chuỗi các giao thức nhằm điều chỉnh những nổ lực vượt bậc trong việc "nói chuyện" với một nền văn minh khác trong thiên hà láng giềng lân cận đó. Các nhà khoa học mong muốn tranh thủ sự giúp đỡ của công chúng.
Đài thiên văn vũ trụ Arecibo
Vào năm 1974, các nhà nghiên cứu đã gửi những thông điệp đầu tiên vào sâu thẳm của vũ trụ, bằng cách sử dụng kính thiên văn Arecibo đặt ở Puerto Rico. Các nhà khoa học đang nhắm hướng vào một chòm sao cách chúng ta khoảng 25.000 năm ánh sáng, những "lời chào" bao gồm thông tin về ADN của con người, những hình ảnh đại diện cho con người và cả hệ mặt trời của chúng ta. Ông Dimitra Atri, người đứng đầu khoa Vật lý và Thiên văn tại trường Đại học Kansas (Mỹ): "Việc tìm kiếm sự sống thông minh là rất khó khăn. Có thể từng có sự sống như con người cách đây khoảng 100 năm, khi mà vào thời điểm loài người chúng ta chưa xây dựng được hệ thống viễn vọng kính rađiô. Vì vậy, giả sử có một dạng sự sống trên hành tinh khác với những thành tựu khoa học – kỹ thuật cao hơn, thì chúng ta cũng chẳng nhìn thấy được các sóng tín hiệu của họ".

Ông Dimitra Atri và những đồng nghiệp của mình là ông Jacob Haqq-Misra từ trường Đại học Pennsylvania và bà Julia DeMarines từ trường Đại học Vũ Trụ Quốc Tế ở Pháp, đã đôn đốc các giao thức mới cho những nổ lực trong tương lai nhằm có thể liên lạc với các dạng trí thông minh ngoài Trái đất. Tường thuật qua báo chí, ông Dimitra Atri cho biết: "Khi bạn gửi các tín hiệu rađiô, đó là khi bạn gửi cho họ ở một tần số đặc biệt, và nếu như họ không chạm đến tần số đó thì họ sẽ không thể phát hiện ra dạng sóng tín hiệu đó". Ông Dimitra Atri tin rằng, một trong những trục trặc đang đối mặt với các nhà khoa học, những người đang nổ lực tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất tại Viện nghiên cứu SETI ở bang California. Ông Dimitra Atri giải thích: "Cách đây vài năm, trước khi có hệ thống Viễn vọng kính Allen, thì dải tần số xem ra khá giới hạn. Vì vậy, các nhà khoa học không phát hiện ra bất kỳ tín hiệu nào trong tần số đó. Thậm chí nếu một ai đó cố gắng liên lạc với chúng tôi, chúng tôi cũng không thể nào biết. Thiên hà của chúng ta chứa đầy khí Hydrogen, phát ra bước sóng dài 21 cm, và nếu như có một nền văn minh thông minh nào đó, thì họ sẽ nghiên cứu về thiên hà, vì vậy nếu bạn cố gắng gửi một sóng tín hiệu gần đó thì các máy móc thiết bị của họ sẽ nhận diện ra được điều đó. Có một vấn đề lớn đó là làm cách nào để mã hoá các dạng sóng tín hiệu. Chúng tôi đang mã hoá các tín hiệu theo cách mà chúng tôi có thể hiểu được hoặc theo cái cách mà máy vi tính có thể hiểu được. Nếu như bạn muốn gửi một bản nhạc hay một tập video hoặc hình ảnh vào vũ trụ tại một tần số nhất định, và làm cách nào mà người ở đầu bên kia có thể giải mã được những thông điệp này ?. Đó chính là vấn đề chính".

Thao tác gửi thông điệp từ Trái đất vào vũ trụ 

Ông Dimitra Atri giải thích rằng, ngoài việc phát triển hệ thống mã hoá các tín hiệu tối ưu để phát tán vào trong vũ trụ, thì cũng còn một câu hỏi khác đó là nó sẽ được gửi vào vũ trụ ở dạng sóng radio hay là một phần của dạng sóng laze nhắm tới vũ trụ. Chỉ trong vòng vài tháng, Dimitra Atri và các đồng nghiệp của ông đã khởi động một trang web tương tác với con người – các nhà khoa học và công chúng – thông qua mạng internet có thể online và đề xuất loại thông điệp nào hay dạng mã hoá, hoặc phương tiện truyền dẫn nào sẽ được ứng dụng để gửi các tín hiệu vào vũ trụ.
Nhà vật lý thiên văn Stephen Hawking đưa ra lời phát biểu: "Nếu như người hành tinh lạ thực sự đã viếng thăm chúng ta, tôi nghĩ rằng kết quả cũng có sự tương tự như khi Christopher Columbus lần đầu tiên đặt chân lên lục địa Châu Mỹ". Tuy nhiên, Stephen Hawking không phải là chuyên gia về xã hội học liên hành tinh. Trên thực tế, không có chuyên gia xã hội học liên hành tinh nào hiện diện trên Trái đất. Vì vậy, chúng ta cũng không thể nào biết được rằng người ở nền văn minh khác đang suy nghĩ gì. Ông Dimitra Atri cũng đề xuất rằng các sóng tín hiệu rađiô và truyền hình đã thoát ra khỏi Trái đất không vòng hơn 100 năm qua, và mặc dù vậy chúng cũng không đi đủ xa để thông báo cho chúng ta biết về sự hiện diện của một thế giới khác đang tồn tại trong thiên hà. Ông Atri nói: "Giống như khi chúng ta sử dụng Internet không dây tại nhà. Bạn có một bộ định tuyến cho phép bạn có thể sử dụng Internet ở bất kỳ căn phòng nào mà bạn muốn hoặc ngay trong khu phố của bạn vẫn có thể truy cập Internet dễ dàng. Nhưng nếu bạn rời đến một thành phố khác, bạn không thể kết nối được Internet vì sóng tín hiệu phân rã rất nhanh chóng".

Dimitra Atri và các đồng nghiệp của ông tin rằng, cách thức đơn giản nhất để liên hệ với các sinh vật ngoài vũ trụ là phải biết cách nhận định rõ về các hành tinh có khả năng tồn tại sự sống và truyền tín hiệu của loài người trực tiếp đến những hành tinh này. Công trình nghiên cứu của Atri và các đồng nghiệp của ông đã được đăng tải trên tờ Space Policy. Nhưng vẫn có một chút thất vọng nho nhỏ trong việc gửi những tín hiệu từ Trái đất đến một nền văn minh khác ngoài vũ trụ và việc chúng ta lại phải chờ đợi hàng thập kỷ hay hàng trăm năm để nhận được những tín hiệu phản hồi từ các nền văn minh đó.




Cẩn trọng với tình trạng lão hóa mắt tuổi 30

Bác sĩ cảnh báo, dấu hiệu lão hóa là một trong 3 yếu tố hàng đầu gây tổn thương và các bệnh lý về mắt.
Từ sau tuổi 30, cùng sự thoái hóa tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể, mắt cũng bắt đầu có dấu hiệu lão hóa như nhìn mờ, hay mỏi, nhức, khô mắt, kéo màng. Theo tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Phương Thu, nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Phương Nam, đây là hệ quả của rối loạn trong quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể cũng như võng mạc. Đặc biệt tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) bị thoái hóa dần theo tuổi tác mà chức năng bị suy giảm không còn được bù trừ bởi các tế bào còn lại. Theo quy luật lão hóa tự nhiên, mắt già đi và suy giảm chức năng bởi tuổi tác sẽ làm rối loạn trong quá trình tổng hợp protein của thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc.
Theo đánh giá của Viện mắt NEI (Mỹ), lão hóa làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đến 65%. Tuổi của mắt càng cao, hai bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo thị lực của mắt, thủy tinh thể và võng mạc sẽ càng bị tổn thương nghiêm trọng. Hiện không ít người mới bước sang tuổi 40 nhưng "tuổi của mắt" đã lên đến độ tuổi 50, 60.
Ngoài tình trạng lão hóa mắt do tuổi tác, tác động dồn dập của ô nhiễm môi trường và việc thường xuyên tiếp xúc ánh sáng xanh từ các thiết bị màn hình điện tử cũng là những yếu tố gây ra các bệnh về mắt.
Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường: Hiện nay, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. 2 thành phố ô nhiễm nhất là Hà Nội và TP HCM (mức độ bụi cao gấp 4-6 lần khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới) cũng chính là nơi có tỷ lệ suy giảm thị lực cao nhất Việt Nam.
Mắt nhanh chóng bị thoái hóa từ sau tuổi trưởng thành.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời mạnh lên tấn công trực tiếp gây hỏng các ống kính mắt và võng mạc làm biến đổi cấu trúc, tỷ lệ các thành phần các protein của thủy tinh thể, gây đục thủy tinh thể. Khói bụi, hóa chất độc hại hay nguồn nước ô nhiễm khi tác động thường xuyên sẽ tích tụ nhiều chất oxy hóa có hại, phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc, tổn thương tế bào thị giác, làm thị lực suy giảm.
Tổn thương mắt do tiếp xúc ánh sáng xanh nguy hại: Các thiết bị màn hình như máy tính, điện thoại, tivi, đèn huỳnh quang, đèn led và cả ánh sáng mặt trời đều chứa 25-35% ánh sáng xanh nguy hại. Đây là loại ánh sáng có bước sóng ngắn (từ 450-495nm) nhưng lại mang năng lượng cao nên có khả năng tiến sâu vào mắt và tác động thường xuyên gây tổn thương võng mạc, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng xanh trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực 90%.
Điều này vô cùng nguy hại vì RPE là tế bào đặc biệt trong mắt, có chức năng cung cấp dưỡng chất cho các tế bào thị giác. Đồng thời là nơi hấp thụ các ánh sáng dư thừa, đào thải các chuyển hóa gây hại cho võng mạc và đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào chu trình thị giác. Chính vì thế, sự suy giảm hoạt động của RPE là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở võng mạc đặc biệt là thoái hóa hoàng điểm, bệnh lý có nguy cơ mù lòa rất cao.
Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách
Những nghiên cứu về vai trò của thủy tinh thể và lớp tế bào biểu mô sắc tố đã xác định nguyên tắc đúng trong phòng ngừa bệnh mắt và mù lòa chính là chủ động chăm sóc, bảo vệ từ sớm thủy tinh thể, võng mạc.
Bác sĩ Thu khuyến cáo, cuộc sống hiện đại, con người rất khó tách rời khỏi các thiết bị điện tử. Việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường không thể khắc phục trong một sớm một chiều, tuổi cao theo thời gian cũng là yếu tố không thể tránh khỏi. Do đó, để phòng tránh bệnh lý về mắt một cách hữu hiệu, các nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm hiểu để tìm ra các giải pháp bảo vệ mắt từ bên trong, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên.
Nhờ thành tựu của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của Thioredoxin, loại protein phân tử nhỏ, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thể thủy tinh. Đồng thời bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại, giúp làm chậm quá trình lão hóa mắt và giảm bớt sự tiến triển của các bệnh lý mắt nguy hiểm.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ gần đây cho thấy, tinh chất quý Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane), giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc - RPE, hạn chế bệnh mắt và ngăn ngừa mù lòa.
Tinh chất Broccophane thiên nhiên trong WIT có tác dụng tăng cường Thioredoxin ưu việt, giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein của thủy tinh thể, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, giúp nuôi dưỡng mắt từ bên trong, phòng tránh các bệnh về mắt.
Bên cạnh chủ động nuôi dưỡng cho mắt sáng khỏe từ bên trong, việc chăm sóc đôi mắt mỗi ngày bằng cách làm việc khoa học, cho mắt thời gian nghỉ ngơi, tránh các tác nhân gây hại và thăm khám định kỳ cũng rất hữu ích, góp phần bảo vệ thị lực giúp cho mắt sáng tinh anh.
Kết quả điều tra quốc gia về các bệnh gây mù có thể phòng tránh vừa công bố cho thấy, chỉ với 14 tỉnh thành tại Việt Nam đã có hơn 330.000 người mù, hơn 2 triệu người ở độ tuổi trên 50 tuổi có thị lực kém. Đó là những con số đáng báo động về bệnh mắt trong những năm gần đây.
 Nguyễn Linh.





EARTH