Friday, December 4, 2015

Những công thức thải độc gan dễ thực hiện tại nhà

Ăn một quả bơ mỗi tuần, thêm muỗng gừng tươi vào nước ấm, uống nước trà xanh... giúp gan sạch, cải thiện chức năng hoạt động của gan.
Theo Natural News, cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ, sắc diện kém tươi, cơ thể như bị rút hết năng lượng đều có thể xuất phát từ một lá gan không khỏe. Gan thực hiện khoảng 500 chức năng hoạt động trong một ngày nhưng thường là bộ phận ít được chăm sóc nhất. Cơ thể con người hằng ngày nạp vào nhiều chất độc hại nhưng nếu gan không khỏe mạnh, những độc tố sẽ ứ đọng lại trong cơ thể.
Thải độc gan là một trong những phần quan trọng nhất để bạn lấy lại sức khỏe, năng lượng và niềm vui sống. Thải độc gan sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, hạn chế mắc các bệnh thông thường, phòng tránh nguy cơ ung thư gan, cải thiện khả năng hoạt động của gan.
Các nhà nghiên cứu thuộc hệ thống y tế của trường Đại học Loyola (Loyola University Health System) của Mỹ đã phát hiện ra rằng, ngày càng có nhiều người bị ung thư gan hơn so với trước đây. Thực hiện những công thức đơn giản bên dưới giúp bảo vệ gan khỏe:
Trà xanh
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của trà xanh. Chúng không chỉ bảo vệ gan của bạn khỏi bị hư hại, mà tính chất chống ôxy hóa mạnh giúp thúc đẩy chức năng gan và loại bỏ sự tích tụ mỡ trong gan. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên hãy uống một ly trà xanh mỗi ngày để khỏe và đẹp hơn.
Ăn một quả bơ mỗi tuần
Nghiên cứu chỉ ra việc ăn 1-2 quả bơ mỗi tuần trong khoảng một một tháng có thể giúp gan phục hồi những tổn thương. Ngoài ra, quả bơ với nhiều vitamin và khoáng chất giúp làn da mịn màng, rạng rỡ.
Gừng
Ảnh: Pinterest.
Gừng thúc đẩy chức năng gan hoạt động tốt và bảo vệ gan. Uống trà gừng hàng ngày sẽ giúp gan được làm sạch liên tục và khỏe mạnh. Thêm một muỗng cà phê gừng vào nước ấm hoặc nước trà uống mỗi sáng và bạn có thể cảm nhận sự thay đổi của cơ thể sau một thời gian.
Trà bồ công anh
Uống trà từ rễ cây bồ công anh 3-4 lần mỗi ngày để làm sạch gan, đại tràng và túi mật. Trà bồ công anh có tính chất lợi tiểu, giúp trung hòa và loại bỏ các kim loại nặng ra ngoài cơ thể. Nhâm nhi cốc trà ấm nóng và cảm nhận sự dễ chịu của cơ thể.
Dầu ô liu và nước ép trái cây có múi
Cho một muỗng canh dầu ô liu hữu cơ và vắt ½ quả chanh và  nước ép 2 quả bưởi uống trong ngày là một phương thuốc giúp giải độc gan, đại tràng và túi mật.
Nước ép bưởi và muối
Hỗn hợp gồm 4 muỗng muối Epsom, một khoáng chất tự nhiên có vị đắng thay vì mặn hòa cùng 3 ly nước ép bưởi cũng là một hỗn hợp có tác dụng thanh lọc hiệu quả. Chia hỗn hợp này làm 4 phần và uống dần trong ngày.
Bột ớt Cayenne và chanh
Pha  nước cốt chanh, nước ấm, 1/4 thìa cà phê ớt cayenne và một muỗng nhỏ mật ong sẽ là thức uống thanh lọc và làm sạch gan tuyệt vời vào buổi sáng. Lưu ý công thức này uống trước khi ăn sáng sẽ mang lại tác dụng tốt nhất.
Một muỗng nghệ mỗi ngày
Nghệ tươi hoặc nghệ bột đều có tác dụng thải độc gan. Ảnh: Pinterest.
Chất Circumin được tìm thấy trong củ nghệ, ngăn cản sự phát triển của bệnh xơ gan thường gặp ở những người hay dùng rượu bia. Nghệ giúp tái tạo tế bào gan bị hư hỏng, bảo vệ chống lại các gốc tự do có hại và giúp bảo dưỡng tổng thể cho lá gan và túi mật khỏe mạnh. Uống 1/2 muỗng cà phê bột nghệ hoặc hai muỗng cà phê nước ép nghệ tươi với nước ấm mỗi ngày hai lần giúp gan phục hồi.  Có thể thêm hạt tiêu đen để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Tỏi và đinh hương
Tỏi là một chất chống oxy hóa mạnh kích hoạt quá trình giải độc tự nhiên. Tiêu thụ đinh hương cũng giúp giải độc và bảo vệ gan hữu hiệu. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên dùng 2-5 g tỏi hoặc đinh hương mỗi ngày để bảo vệ gan.
Rễ cam thảo
Rễ cam thảo bảo vệ và trung hòa các chất độc hại thường có trong gan. Cách thực hiện trà rễ cam thảo đơn giản: băm nhỏ rễ cam thảo và đun sôi với hai ly nước để uống mỗi ngày.
Khánh Ly




8 điều cần biết khi bị mỡ máu cao (cholesterol cao)

Nếu gần đây bạn được chẩn đoán có mức cholesterol cao thì hãy tìm hiểu những điều dưới đây nhé!
1. Cholesterol cao nguy hiểm như thế nào? Cholesterol cao có thể dẫn đến những bệnh nào khác?
Cholesterol tích tụ trong lòng mạch máu gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
2. Điều gì làm cho cholesterol tăng lên quá cao? Cholesterol cao có phải do di truyền?
Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng lượng cholesterol trong máu. Thông thường các chất béo no và cholesterol luôn có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm thịt, trứng và các sản phẩm làm từ sữa
Nếu bản thân có nồng độ cholesterol cao, đó có thể một phần do di truyền. Cholesterol cao do di truyền ( FH - familial hyporcholesterolemia) ảnh hưởng đến khoảng 1/500 người và có thể làm tăng nồng độ cholesterol từ 300 mg/dL lên đến 600 mg/dL
3. Có thể làm gì ở nhà hoặc trong lối sống để giảm cholesterol không?
Khi cholesterol tăng lên quá cao, cần giảm tỉ lện cholesterol xấu LDL và tăng cholesterol HDL tốt bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát chế độ dinh dưỡng, giảm cân…
4. Có cần dùng thuốc không? Có những phương pháp trị liệu nào thay thế thuốc không?
Trong nhiều trường hợp, người bị cholesterol cao cần dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể điều trị bằng cách không dùng thuốc mà thực hiện chế độ ăn uống thích hợp.  
5. Nếu cần dùng thuốc thì thuốc đó hoạt động ra sao và có tác dụng như thế nào?
Bạn có thề tập các bài tập thể dục như: đi bộ nhanh, đi xe đạp, chạy bộ, bơi lội, đi cầu thang và tập trên máy, tập tạ, tập với máy, tập với dây. Bạn nên duy trì hoạt động này khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần. Tốt hơn nữa là kết hợp giữa tập aerobic và thể lực.
6. Có thể tìm hiểu thêm các thông tin về cholesterol cao ở đâu?
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về cholesterol qua các trang web và các báo chuyên về sức khỏe hoặc có thể gặp các bác sĩ chuyên khoa.
7. Có nên thay đổi chế độ ăn uống của bản thân?
Để phòng ngừa cholesterol cao, bạn nên ăn chế độ ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm ít cholesterol như: trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt...
8. Bao lâu cần phải đi kiểm tra mức cholesterol?
Hãy đi kiểm tra nồng độ cholesterol máu 5 năm một lần hoặc thường xuyên hơn nếu cần.
Thông tin thêm về cholesterol
- Cơ thể cần phải có một lượng cholesterol nhất định để sản xuất axit mật giúp tiêu hóa chất béo, để sản xuất vitamin D và các hormon cũng như để bảo vệ các dây thần kinh. Cơ thể thường sản xuất lượng cholesterol để thực hiện các chức năng cần thiết của nó. Các loại thực phẩm như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa cũng chứa cholesterol. Khi cơ thể có quá nhiều cholesterol thì cholesterol sẽ tạo thành các mảng bám trong lòng động mạch, làm giảm lượng máu lưu thông, dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não (đột quỵ).
- Các loại khác nhau của cholesterol: cholesterol di chuyển qua các mạch máu bằng cách gắn vào các protein. Những tế bào cholesterol protein được gọi là lipoprotein. Có 3 loại khác nhau của lipoprotein, tùy thuộc vào mật độ chất béo và protein tạo nên lipoprotein. Chúng được phân loại như sau:
  1. Lipoprotein mật độ thấp (LDL) là cholesterol xấu. Càng có nhiều cholesterol LDL thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mức cholesterol LDL nên ít hơn 100 mg/dL.
  2. Lipoprotein mức độ cao (HDL) là cholesterol tốt. Cholesterol HDL cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ngược lại, khi HDL thấp thì nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên. Mức cholesterol LDL nên cao hơn 60 mg/dL. Tổng mức cholesterol trong máu nên thấp hơn 200 mg/dL.
  3. Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) như cholesterol LDL nhưng không có nhiều chất đạm, chủ yếu là chất béo.
Triglyceride là một loại chất béo lưu thông trong máu bằng cách gắn với các lipoprotein mật độ thấp. Khi lượng đường, rượu hoặc calo dưa thừa được tiêu thụ, chúng được chuyển thành triglyceride và được lưu trữ trong các tế bào mỡ trong cơ thể. Mức triglyceride trong máu nên thấp hơn 150 mg/dL.
Hương Phạm
(Theo webmd)





Men gan tăng cao gây nguy hiểm gì?

SKĐS - Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm tụy…

Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, tắc đường mật, viêm tụy… Nếu không được kiểm soát kịp thời, nồng độ men quá cao sẽ làm cho bệnh nặng hơn, người bệnh có nguy cơ giảm tuổi thọ, thậm chí tử vong. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị hiệu quả tình trạng men gan tăng cao?

Thế nào là men gan cao?

Gan là một cơ quan chống độc của cơ thể, mọi chất độc khi vào cơ thể đều được xử lý ở gan. Tế bào gan luôn chịu tác động của những tác nhân độc hại. Men gan là một loại enzim nằm trong tế bào gan.

Những người mắc bệnh về gan hạn chế uống các loại nước ngọt có gas, rượu, bia...

Khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40UI/L (chỉ số này gần như cố định ở người bình thường). Men gan bình thường có các chỉ số sau: AST: 20 - 40 UI/L, ALT: 20 - 40 UI/L, GGT: 20 - 40UI/L, phosphatas kiềm: 30 - 110 UI/L. Khi cao hơn các chỉ số này gọi là men gan cao. Vì một nguyên nhân nào đó như uống nhiều bia rượu, nhiễm virut, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc hạ mỡ máu… làm cho các tế bào gan bị tổn thương, bị hủy hoại sẽ giải phóng men vào máu. Khi đó xét nghiệm sẽ thấy men gan cao.

Nguyên nhân gây men gan cao

Tăng men gan thường gặp ở người bị viêm gan hoặc các bệnh lý khác của bệnh gan do dùng một số thuốc làm tăng men gan, người uống rượu, bia.

Viêm gan: Viêm gan do bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến nhưng viêm gan do các nhóm virut như A, B, C, E, D có mức độ tăng rất cao và thường gây ra tình trạng viêm cấp tính.

Tổn thương gan do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì sau khi virut xâm nhập tế bào gan chúng sinh sản rất nhanh, rất mạnh và phá hủy tế bào gan mà chúng xâm nhập càng lớn, cho nên lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Chính vì thế, trong các trường hợp viêm gan cấp tính hoặc viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000 U/l.

Uống rượu, bia: Rượu, bia là nguyên nhân thường gặp trong các trường hợp tăng men gan, đặc biệt là rượu, nó hủy hoại tế bào gan, từ đó men gan tăng lên. Lượng men gan tăng ở người uống rượu, bia tùy thuộc vào liều lượng và chất lượng của rượu, bia. Thông thường khi lượng men gan tăng do rượu thì loại AST thường tăng cao 2 - 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.

Bệnh sốt rét: Trong bệnh sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính, men gan cũng có thể tăng cao vì khi đó các tế bào của gan và thận đều bị tổn thương.

Bệnh về đường mật: Men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật như bệnh viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan.

Ngoài ra, trong một số bệnh lý khác như do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non hay khi dùng một số thuốc để điều trị một bệnh nào đó, chẳng hạn thuốc điều trị bệnh lao cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan, gây ngộ độc tế bào gan hoặc làm viêm gan cấp tính. Trong trường hợp dùng thuốc hạ mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường.

Những chỉ số trong men gan dự báo nguy hiểm

Men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm. Nếu men gan tăng nhẹ dưới 2 lần thì người bệnh hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng gì, nếu không đi xét nghiệm thì không biết được.

Ở giai đoạn này nếu sử dụng bia rượu nhiều thì rất nguy hiểm vì lượng acetaldehyt là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia rượu sẽ phá hủy tế bào gan rất mạnh, có thể tế bào gan bị hủy hoại hàng loạt gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng. Mặc khác, men gan cao nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan.

Chỉ số AST và ALT trong men gan cao dự báo sẽ giảm dần tuổi thọ, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 - 78%. Nếu chỉ số AST tăng gấp đôi thì sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, nếu tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Khi chỉ số ALT gấp đôi sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ sẽ là 59%.

Phòng và điều trị men gan cao

Để phòng và điều trị men gan tăng cao, cần bảo vệ tốt lá gan bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, thuốc lào, không ăn da, mỡ động vật, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh các gia vị cay nóng.

Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc nhiều.

Tuy nhiên, vào thời điểm Tết nhiều tiệc tùng, chúc tụng, việc sử dụng bia rượu là không thể tránh khỏi. Vì vậy, với những người đã có tiền sử tăng men gan, cần đi xét nghiệm, kiểm tra lại chỉ số này để có hướng điều trị và dự phòng phù hợp.

Với những người có nguy cơ tăng men gan (thường là những người uống rượu bia nhiều, thừa cân, béo phì…), cần đặc biệt chú ý: Hạn chế uống rượu bia tối đa trong mỗi bữa tiệc bởi có thể "tích tiểu thành đại" mà chỉ nên nhấp môi; nên ăn nhiều rau củ, hành tỏi trong bữa tiệc…

Bác sĩ Văn Minh

 

 




The information contained in this communication and attachment is confidential and is for the use of the intended recipient only.
Any disclosure, copying or distribution of this communication without the sender's consent is strictly prohibited.
If you are not the intended recipient, please notify the sender and delete this communication entirely without using, retaining, or disclosing any of its contents.
This communication is for information purposes only and shall not be construed as an offer or solicitation of an offer or an acceptance or a confirmation of any contract or transaction.
All data or other information contained herein are not warranted to be complete and accurate and are subject to change without notice.
Any comments or statements made herein do not necessarily reflect those of An Binh Commercial Joint Stock Bank or any of its affiliates.
Internet communications cannot be guaranteed to be virus-free.
The recipient is responsible for ensuring that this communication is virus free and the sender accepts no liability for any damages caused by virus transmitted by this communication.