Friday, December 4, 2015

Cây đinh lăng chữa được bệnh gì?


Danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là "cây sâm của người nghèo" và có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa bệnh ho ra máu...
Đinh lăng còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.
Lá kép 3 lần xẻ lông chim dài 20-40 cm, không có lá kèm rõ. Lá chét có cuống gầy dài phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18 mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ 2 ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4 mm, dày 1 mm có vòi tồn tại.
Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình, được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, đinh lăng còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Công dụng của cây đinh lăng:
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe.
- Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
- Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
- Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.
Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Ðặc biệt, rượu và nước sắc rễ đinh lăng lá nhỏ ngày xưa thường được các lương y dùng để chữa chứng suy nhược cơ thể, làm thuốc bổ tăng lực, nên danh y Hải Thượng Lãn Ông đã gọi cây đinh lăng lá nhỏ là "cây sâm của người nghèo". Người Ấn Ðộ còn Dùng đinh lăng lá nhỏ làm thuốc hạ sốt, làm săn da và niêm mạc.
Một số bài thuốc từ cây đinh lăng:
Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá... và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
- Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
-Bồi bổ cho sản phụ: Phụ  nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ có  tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
-Thông tia sữa, căng vú sữa: Phụ nữ  đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể  lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Bồi bổ cơ thể, ngừa dị ứng: Lá đinh lăng tươi từ 150 – 200g, nấu sôi khoảng 200ml nước (có thể dùng nước sôi có sẵn ở "phích"). Cho tất cả  lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5 – 7 phút chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Cách dùng lá tươi thuận tiện vì không phải dự trữ, không tốn thời gian nấu lâu, lượng nước ít, người bệnh dễ uống nhưng vẫn đảm bảo được lượng hoạt chất cần thiết.
- Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8gr, củ xương bồ 6gr; Gừng khô 4gr, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
- Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gr lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.
- Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
- Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
-Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.
Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể./.
Thu Thủy/VOV.VN (Tổng hợp)





Tam thất Bắc


được biết đến là một vị thuốc dân gian rất tốt cho sức khỏe với cả người bệnh và người thường. Thông thường, tam thất Bắc sẽ được kê cùng một vài vị thuốc khác bởi bác sĩ y học cổ truyền để chữa một số bệnh. Tuy nhiên, với người khỏe mạnh, tam thất Bắc có thể dùng như thuốc bổ bằng cách đun lên uống hay hầm cùng gà….
Dưới đây, một số chứng bệnh có thể sử dụng tam thất Bắc.
·         Tam thất Bắc chữa băng huyết. Băng huyết là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm ở phụ nữ sau sinh. Biến chứng tiền sản này rất có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sản phụ trong tương lai thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài cách sắc thuốc uống, bạn cũng có thể nghiền thành bột và pha nước sôi để uống.
·         Tam thất Bắc chữa các vết bầm tím do ứ máu. Tích tụ máu là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Khối máu tích tụ có thể nhỏ. Tuy nhiên, nếu ở kích thước đủ lớn chúng có thể chèn ép các dây thần kinh hay hạn chế sự hoạt động của các cơ quan xung. Việc lấy máu tụ bằng phẫu thuật, hút hay các biện pháp Tây y rất phức tạp và có độ nguy hiểm cao. Bạn có thể chữa việc máu bầm hay cả những vết máu ứ bằng cách uống bột tam hất 3 lần/1 ngày mỗi lần từ 2-3g. Mỗi lần cách đều nhau từ 6-8 giờ. Tam thất Bắc có tác dụng tốt nhất khi uống với nước ấm 4 phần.
·         Tam thất Bắc chữa đau thắt lưng. Bạn nên uống 4g  1 ngày và chia làm 2 lần với nước ấm. Ngoài việc chữa đau thắt lưng, tam thất còn có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, người bị suy nhược thần kinh hay phụ nữ sau sinh.
·         Chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Những căn bệnh trên đều là những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến máu. Để chữa những căn bệnh này bạn có thể uống sống tam thất Bắcdưới dạng bột (mỗi ngày 20g).
·         Để cầm máu bạn cũng có thể rắc trực tiếp tam thất vào vết thương.
·         Đau thắt ngực do bệnh mạch vành. Đau thắt ngực là chứng bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Để giảm tình trạng này bạn có thể uống hoặc nấu cháo 20g tam thất trong vài tháng. Tình trạng đau thắt ngực chắc chắn sẽ được cải thiện.
·         Giảm tốc độ phát triển của khối u và sự di căn của các tế bào ung thư. Một số trường hợp mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư máu đều có kết quả tích cực khi điều trị kết hợp với Tam thất Bắc.
Ngoài những phương thuốc trên còn có rất nhiều cách chữa trị khác lấy tam thất Bắc là chủ đạo. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng tam thất đặc biệt tốt cho máu và các bệnh về máu. Nếu có vấn đề về đường máu, bạn hãy tìm đến tam thất như một dược liệu bổ dưỡng.
Hướng dẫn sử dụng Tam thất bắc
Xay tam thất bắc thành bột để dùng. Mỗi ngày uống 1 lần, dùng 5g tam thất bắc pha với nước ấm hoặc với cháo loãng.
Với bệnh Bạch cầu có thể kèm theo một dược liệu như đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.
Tam thất bắc không có tác dụng phụ, mặc dù dùng ở dạng bột nhưng nên mua ở dạng củ vì có thể bảo quản được lâu mà còn có thể dễ nhận dạng, tránh mua phải hàng giả.
Phân biệt Tam thất Bắc thật và giả:
Tam thất Bắc thật:
Phần lớn củ Tam thất đều có hình con quay hay hình thoi. Độ dài trung bình là khoảng 3cm, đường kính trung bình 1.5cm. Phần vỏ có nhiều vằn dọc theo hết củ. Mặt ngoài nhìn bằng mắt thường có màu xám vàng hoặc xám nâu. Cắt ngang củ thì sẽ thấy được phần thịt màu xám xanh. Nếm một tý sẽ có cảm giác vị đắng hơi ngọt kèm theo một ít mùi thơm.
Tam thất Bắc giả:
Dưới đây là một số loại củ có hình dạng gần giống tam thất và thường được dùng để làm giả:
1. Tam thất gừng: Để ý kỹ bạn sẽ thấy loại củ này hơi khác biệt với Tam thất Bắc. Tam thất gừng có hình trứng hoặc hình trong thuôn một bên. Phần vỏ có màu trắng vàng. Dùng dao cắt vào bên trong ta thấy có màu trắng ngà. Nếm một ít thì cảm thấy cay nóng và có mùi như gừng.
Tam thất gừng
2. Thổ tam thất: Một tên gọi khác là Bạch truật nam. Có hình tròn hoặc gần tròn. Có kích thước trung bình to hơn Tam thất Bắc. Chiều dài trung bình là 4.5 cm và đường kính trung bình là 3.75 cm. Phần ngoài có màu nâu vàng. Thịt có màu vàng ngà. Nếm có vị chát và không có mùi.
Thổ tam thất
3. Hồi đầu thảo: Củ méo mó có dạng tròn. Thường trông ngắn hơn Tam thất bắc một ít. Chiều dài vào khoảng 1.75 cm. Phần đầu củ sần sùi không đều. Vỏ ngoài màu trắng bẩn. Phần thịt trong màu trắng đục. Vị đắng, không mùi.
Lưu ý: Một số nơi dùng bột chì bôi vào phần ngoài để giúp Tam thất giả giống Tam thất Bắc thật hơn. Để bảo đảm mua đúng Tam thất thật hãy dùng tay quét qua phần vỏ trước. Nếu phát hiện chất bóng, mịn dính vào tay thì không nên mua.





Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật - giả

(ĐSPL) - Sâm Ngọc Linh hiện nay có giá trị kinh tế rất cao nên các đầu nậu luôn tìm cách trà trộn,làm giả nhái Sâm Ngọc linh. Nhiều người đã tiền mất tật mang khi mua phải Sâm Ngọc Linh kém chất lượng...
Trao đổi với pv VTC News, Th.S Lê Thanh Sơn, cán bộ Khoa Thực vật và Tài nguyên cây thuốc, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cho biết: Hiện nay có tới 4 – 5 loại sâm Ngọc Linh giả. Nếu NTD không cẩn thận sẽ mua phải loại sâm "rởm" rất nguy hiểm, nhấm thử có thể gây phồng rộp miệng, khi ngâm rượu uống nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định: Hiện nay ở Việt Nam gần như không còn sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên nữa. Hiện tại, nếu có sâm Ngọc Linh thì hầu hết là do những người dân địa phương hoặc một số đơn vị như lâm trường Ngọc Linh, Công ty Dược và Vật tư Y tế Quảng Nam trồng... Tuy nhiên, số lượng bán ra cũng rất ít và giá khá cao.
Một củ sâm Ngọc Linh thật (Ảnh: SK&ĐS).
Một số loại sâm Ngọc Linh giả đang được rao bán trên mạng hiện nay.
Hiện 4 – 5 loại sâm Ngọc Linh giả được Th.S Lê Thanh Sơn và các đồng nghiệp tại Viện Dược liệu phát hiện gồm: Loại giả thứ nhất cũng là giả cao cấp nhất (1A) là sử dụng một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này. Tuy nhiên, qua xét nghiệm DNA ở Liên Xô, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố (ghi nhận) ở Việt Nam. DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%.
"Nếu mua phải loại này NTD vẫn còn khá may mắn vì dù sao nó cũng chắc chắn không độc hại gì, hơn nữa loài này giống như "anh em", tương đối sát nhau về di truyền với sâm Ngọc Linh", Th.S Lê Thanh Sơn nhận định.
Loại sâm giả thứ 2 là sâm Vũ Diệp và Tam thất hoang. Tuy cùng chi nhân sâm nhưng so với giá trị, tác dụng bồi bổ cơ thể kém hơn so với sâm Ngọc Linh và thậm chí cũng kém hơn so với loại giả 1A đã nói ở trên.
Th.S Lê Thanh Sơn chia sẻ, chính bản thân ông đã từng rất xót xa khi chứng kiến cảnh từng đoàn khách du lịch mua sâm Vũ Diệp tại Kon Tum với giá 30 triệu đồng/kg, trong khi, giá trị thực của nó chỉ khoảng 200.000 đồng/kg.
Tam thất hoang là một trong những loại được dân buôn lựa chọn để "giả", "nhái" sâm Ngọc Linh.
Ngoài ra, một số hộ kinh doanh, buôn bán sâm Ngọc Linh vì lợi nhuận kinh tế đã sử dụng một số loài thuộc họ Araceae (họ Ráy) để đánh lừa khách hàng, biến chúng thành loại sâm "giả" tồi tệ nhất, nguy hiểm nhất. Không ít người khi đi mua đã nhấm thử và sau một thời gian, toàn bộ môi, miệng bị phồng rộp. Những loài thuộc họ ráy này nếu ở trong trạng thái héo, người mua lại càng khó phân biệt bởi hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống với sâm Ngọc Linh thật. "Nếu người dân mua phải loại này về ngâm rượu uống chưa biết tác hại của nó sẽ như thế nào, nhưng chắc chắn nó không có tác dụng về bồi bổ cơ thể" Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.
Thêm nữa, một số củ của những loài khác như củ Hoàng tinh loại nhỏ hoặc củ Bảy lá một hoa (củ rắn cắn) loại nhỏ… một số loại củ có thân đốt giống sâm Ngọc Linh, theo Th.S Lê Thanh Sơn đều có thể làm "giả" được. 
Củ sâm Ngọc Linh thật còn nguyên thân lá và củ ráy được "mông má" thành sâm Ngọc Linh rừng nhiều năm tuổi có giá trên 70 triệu đồng/kg.
Đặc điểm của sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh trồng nhìn tổng thể củ sâm mập mạp. Phải có nhiều rể bám xung quanh củ cái và một ít trên thân củ. Phải có củ cái rõ ràng (do Sâm trồng gieo bằng hạt nên có củ cái sau đó mới mọc tiếp. Các mắc trên thân củ Sâm thường so le nhau (hình đốt trúc), mỗi năm chỉ mọc một thân và khi thân rụng trở thành đốt (mắc Sâm).
Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên mọc trong rừng sâu, có nhiều đốt hơn, ít rễ, cũng có củ cái rõ ràng nhưng thường nhỏ hơn củ cái của Sâm trồng (nếu củ cái bị gãy phải có dấu đứt gãy).
Đặc điểm chung:
+ Sâm Ngọc Linh có các đốt so le nhau (hình đốt trúc), đôi khi cũng có những củ có các đốt thẳng hàng, không so le nhau nhiều nhưng các bước đốt phải cách nhau rõ ràng, không "đè" liên tục lên nhau như củ Tam Thất.
Sâm Ngọc Linh khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Khi cắt lát củ Sâm, Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong thường là màu vàng và có lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu xanh xám thường thì ruột bên trong có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.
+ Mùi vị: Sâm Ngọc Linh khi nhai có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm.
Tam thất hoang là một trong những loại được dân buôn lựa chọn để "giả", "nhái" sâm Ngọc Linh.

Làm sao nhận biết sâm Ngọc Linh thật?
Đầu tiên, người mua nên quan tâm là về hình dáng củ. Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 lạng là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980, người dân đã săn lùng sâm chẳng khác gì đi tìm trầm, nguồn sâm đã cạn kiệt.

"Vì thế, mua được 1 củ sâm 1kg đó là một điều hoang tưởng", Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.
Ngoài ra, nếu là sâm Vũ Diệp hoặc Tam thất hoang thì củ thường không tròn mà có hình dáng hơi dẹt, khi nếm vị đắng thường ít và có cảm giác hơi ngứa ở đầu lưỡi.
Còn loại 1A chưa biết tên (đã nêu ở trên – pv), vị đắng mạnh hơn cả sâm Ngọc Linh, xộc hẳn vào trong họng, có khi, khách vừa nhấm vào miệng đã phải nhè ra ngay. Ngược lại, sâm Ngọc Linh thật "tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ" tức là khi nếm có vị đắng, về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó dịu và thanh.
"Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên", Th.S Lê Thanh Sơn nói.
Một cách phân biệt bằng trực quan đó là dựa vào mầu của đất bám trên rễ sâm, độ dầy (độ bì) của vỏ rễ củ.
Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Vỏ ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì, trong khi các loại sâm giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống như màu da tê giác. Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá. Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.
Sự khác nhau giữa sâm ngọc linh và tam thất
Do củ Tam Thất mới nhìn rất giống Sâm Ngọc Linh tự nhiên và Sâm Ngọc Linh trồng bán tự nhiên, nên nhiều người bán bất hảo đã lợi dụng sự khó phân biệt này để trục lợi. Tuy nhiên, nếu "dân trong nghề" nhìn củ Tam Thất sẽ biết ngay.
Vẫn có cách để người mua nhận dạng được củ Tam Thất đó là: Các đốt Tam Thất nhìn rất nhặt, đều nhau, ít so le (cùng nằm trên một hàng của thân củ). Củ cái của Tam Thất thường nhỏ, đôi khi không có. Thân củ Tam Thất dẹp, thân củ Sâm Ngọc Linh tròn hơn.
Màu của củ Tam Thất vàng pha trắng hoặc xanh có phớt vàng. Khi chưa rửa sạch, để gần mũi, Sâm Ngọc Linh có mùi thơm đặc trưng của sâm, còn Tam Thất thì không.
Nếu như Sâm Ngọc Linh có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm, thì khi nhai củ Tam Thất có vị đắng, cứng, giòn, không có mùi thơm. Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.
Ngọc Anh (Tổng hợp)