Wednesday, September 9, 2015

7 SAI LẦM NHỮNG NHÀ QUẢN LÝ NON TRẺ THƯỜNG MẮC PHẢI

Bạn đã rất cố gắng, thực hiện công việc rất tốt và được thăng chức? Xin chúc mừng! Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng việc trở thành một nhà quản lý sẽ đem lại những thử thách mà bạn chưa từng giải quyết khi còn là một nhân viên. Sự chuyển đổi vị trí này không phải là điều dễ dàng. Thậm chí, một nghiên cứu cho thấy nó căng thẳng gần như một cuộc ly hôn. 

Lindsey Pollak, tác giả cuốn "Becoming Boss" cho biết: Mọi người luôn mắc phải sai lầm và có những "sai lầm kinh điển" mà các "sếp mới" thường mắc phải. Sau đây là danh sách 7 lỗi phổ biến và phương pháp giúp bạn tránh mắc phải chúng:

1. GIỮ LỐI TƯ DUY CỦA MỘT NGÔI SAO 

Mọi người thường được thăng tiến bởi họ xuất sắc hơn hẳn những người khác trong công việc. Nhưng một khi đứng trên cương vị quản lý, "công việc của bạn không còn là một ngôi sao với những đóng góp, cống hiến như trước. Công việc của bạn giờ đây là điều hành thông qua những thành công của người khác" Pollak cho biết. Đây là sự thay đổi lớn trong suy nghĩ, và không may, nhiều nhà quản lý mới lại "tiếp tục cố gắng để thực hiện những công việc cũ của họ và đồng thời làm một nhà quản lý." 

 

Kết quả là bạn phải giải quyết lượng công việc nhiều gấp đôi công việc so với trước. Công ty không thể giúp bạn tìm kiếm một huấn luyện viên về tư duy, nhưng tin tốt là từ xưa đến nay đã có nhiều bài viết và những cuốn sách về nghệ thuật lãnh đạo mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Hãy học hỏi từ chúng và tìm ra cách thúc đẩy mọi người cùng hướng tới một đích đến tuyệt vời hơn. 

2. LÀM THAY NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA CẤP DƯỚI

Sai lầm này xuất phát từ bản chất của một cá nhân giỏi cống hiến. Các nhà quản lý mới thường đáp lại những báo cáo trực tiếp đến họ như sau: "Hãy để tôi làm điều này cho" Pollak nói. Nhưng nếu bạn ghét bị quản lý theo phong cách quản lý vi mô, bạn có thể tưởng tượng rằng cũng không có ai thích điều đó và thời gian để quản lý vi mô sẽ khiến bạn không còn để dẫn dắt, lãnh đạo. "Việc quản lý vi mô là sự kết hợp hoàn hảo của những thảm họa, đó là lý do tại sao rất nhiều người không thích nhà quản lý của họ." 

3. KHÔNG HIỂU MỌI NGƯỜI

"Cách bạn bắt đầu quản lý cũng quan trọng như cách bạn được đội ngũ của mình đón nhận" Pollak nói. Đặc biệt, "Đừng đứng đằng sau cái bóng công nghệ." Có thể ngày nay, việc giao tiếp qua email ngày càng dễ dàng và tiện lợi hơn, nhưng "trong quản lý con người, liên lạc trực tiếp vẫn có vai trò rất quan trọng đối trong việc quản lý." 

4. CẢM THẤY BẤT AN 

Khi làm quản lý, bạn muốn trở nên gần gũi và đáng tin trong mắt nhân viên của mình. Nhưng không may, cách bạn thực hiện điều này thực sự có thể phá huỷ sự tín nhiệm của mình, Pollak chia sẻ. Bạn không cần phải lo lắng nếu trẻ hơn so với nhiều người bạn đang quản lý. Nếu bạn lớn tuổi hơn họ, đừng bận tâm về việc bạn kém hiểu biết về công nghệ ra sao. "Đừng tự hủy hoại chính mình trong một môi trường làm việc gồm nhiều thế hệ", Pollak nói. Bạn có thể tôn trọng người khác mà cần phải không hạ mình xuống. 

5. NÓNG LÒNG THAY ĐỔI MỌI THỨ

Khi ngồi lên vị trí quản lý, bạn sẽ muốn thay đổi mọi thứ. Nhưng đừng làm vậy trừ khi nhiệm vụ của bạn liên quan đến việc thay thế toàn thể bộ phận. Việc bạn cần làm là truyền cảm hứng cho mọi người hướng theo tầm nhìn của mình và thuyết phục họ làm việc để hướng về nó. Hãy tôn trọng kinh nghiệm và sự khôn ngoan của mọi người và lắng nghe lời khuyên của họ (ngay cả khi bạn không phải lúc nào cũng cần đến nó). 

6. KHÔNG NHẮM TỚI NHỮNG CHIẾN THẮNG NGAY TỪ BUỔI BAN ĐẦU

Giờ đây, bạn là người chịu trách nhiệm. Việc đạt được một số thắng lợi ngay từ khi mới thăng chức sẽ thuyết phục đội ngũ của bạn rằng bạn rất nghiêm túc trong việc thúc đẩy họ. Ví dụ như việc loại bỏ một cuộc họp gây phiền nhiễu, Pollak cho biết – đây là một trong những thứ tất cả mọi người đều ghét và từ lâu đã phải chung sống với sự vô ích của nó. Hoặc bạn có thể khiến mọi người ngạc nhiện bằng việc cho chuẩn bị đồ ăn sáng tại buổi họp đầu tuần. Nhưng hãy nhớ, những hành động trên đều phải bắt đầu từ một thái độ tích cực. 

7. KHÔNG DÀNH THỜI GIAN ĐỂ SUY NGHĨ TẬP TRUNG

Đôi khi, nhà lãnh đạo mới quá tập trung với vai trò mới. Họ làm việc nhiều giờ đối phó với cuộc khủng hoảng, nhưng không bao giờ dành thời gian để tư duy chiến lược. Một cách tiếp cận tốt hơn là "hãy suy nghĩ như những nhân viên bạn quản lý ", Pollak chia sẻ. Nếu bạn muốn dành một giờ mỗi ngày với những báo cáo trực tiếp, thì hãy dành một giờ mỗi ngày để phát triển những khả năng tốt nhất của bạn, từ đó vậy bạn có thể giải quyết những vấn đề của bản thân trước khi chúng "bùng nổ".

NGUỒN : SAGA.VN

Cường Nguyễn

Contributor

"A satisfied customer is the best business strategy of all" 

- Michael LeBoeuf -

 




The information contained in this communication and attachment is confidential and is for the use of the intended recipient only.
Any disclosure, copying or distribution of this communication without the sender's consent is strictly prohibited.
If you are not the intended recipient, please notify the sender and delete this communication entirely without using, retaining, or disclosing any of its contents.
This communication is for information purposes only and shall not be construed as an offer or solicitation of an offer or an acceptance or a confirmation of any contract or transaction.
All data or other information contained herein are not warranted to be complete and accurate and are subject to change without notice.
Any comments or statements made herein do not necessarily reflect those of An Binh Commercial Joint Stock Bank or any of its affiliates.
Internet communications cannot be guaranteed to be virus-free.
The recipient is responsible for ensuring that this communication is virus free and the sender accepts no liability for any damages caused by virus transmitted by this communication.

7 BÍ MẬT CỦA MỘT VỊ SẾP TUYỆT VỜI


Làm thế nào bạn có thể lãnh đạo nhân viên làm việc hết mình? Câu trả lời là hãy trở thành vị Sếp tuyệt vời nhất trong mắt họ. Các nhà lãnh đạo luôn cố gắng đạt được kết quả kinh doanh khả quan cho công ty vì chúng sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của người lao động. Tôi biết rằng làm Sếp thật khó. Và tôi cũng biết để trở thành một vị Sếp tuyệt vời thậm chí còn khó hơn. Nhưng, những nỗ lực bạn bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.

 

Những nhân viên là việc "dưới trướng" những vị lãnh đạo tài ba thường có tính gắn kết cao, khi đó, họ làm việc hiệu quả hơn và  có động lực hơn – chất lượng công việc của họ được nâng cao hơn, số ngày nghỉ ít hơn và gắn bó với công ty lâu dài hơn. Để tạo ra một môi trường nơi nhân viên thực sự gắn kết, bạn cần phải thay đổi văn hóa của công ty bạn. Tin tốt là có rất nhiều cách để phát triển một môi trường nơi mọi nguời thực sự cảm thấy  hạnh phúc và làm việc năng suất.

Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn không những trở thành một vị Sếp tuyệt vời trong mắt nhân viên mà còn giúp công ty ngày một phát triển.

1. HIỂU RÕ NHÂN VIÊN

Những người làm việc cho bạn cũng chỉ là con người mà thôi! Họ có những giấc mơ, mục tiêu, và định hướng riêng cho mình. Và nếu bạn cung cấp thêm nhiều nguồn lực để hỗ trợ họ, nhân viên của bạn sẽ phát triển mạnh mẽ. Hãy làm tất cả mọi thứ bạn có thể để giúp họ có cơ hội tự chủ và phát triển và nhân viên sẽ đền đáp lại bằng lòng trung thành và năng suất của họ.

2. TRAO QUYỀN CHO NHÂN VIÊN ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH

Một phần của việc tạo cơ hội cho nhân viên tự chủ và phát triển là cho phép những nhân viên giỏi nhất có cơ hội thể hiện khả năng lãnh đạo. Hãy cung cấp cho họ những công cụ và kỹ thuật cần thiết để mở rộng tư duy và giải quyết vấn đề với những ý tưởng lớn. Hãy tạo ra một môi trường nơi ngày ngày mọi người có thể thoải mái bàn luận về việc sáng tạo và giải quyết các vấn đề. Hãy để nhân viên tự cải thiện phòng ban và nhóm làm việc của họ. Công ty của bạn sẽ lớn mạnh khi bạn phát triển những nhà lãnh đạo lớn lên ngay từ bên trong tổ chức.

3. TRỞ THÀNH NGƯỜI CỐ VẤN CHO NHÓM

Những vị Sếp tuyệt vời thường huấn luyện nhân viên vượt qua các trở ngại. Bạn có thể tích hợp việc học tập và phát triển trở thành thành phần cốt lõi của từng vị trí công việc. Hãy phân bổ thời gian và tiền bạc để tất cả các nhân viên phát triển được năng lực cao hơn. Hãy dành ra 30 phút mỗi tuần để kiểm tra  tình hình làm việc của mọi nguời để giúp họ ăn mừng chiến thắng và vượt qua những khó khăn. Và đừng quên thường xuyên giúp nhân viên hiểu được hành động của họ đóng góp vào sứ mệnh và tầm nhìn tổng thể của công ty như thế nào.

4. ĐẶT MỤC TIÊU MANG TÍNH HỢP TÁC VÀ XEM XÉT SỰ TIẾN BỘ

Các giáo sư  trường kinh doanh Harvard và cũng lànhà nghiên cứu độc lập -Teresa M. Amabile và Steven J. Kramer, đã khảo sát hàng trăm công nhân ở những tình cảnh khác nhau trong một nghiên cứu kéo dài suốt nhiều năm và nhận thấy răng yếu tố hàng đầu khiến các nhân viên cảm thấy hạnh phúc với công việc là thấy được mình đang tiến bộ. Là một nhà lãnh đạo, bạn có thể giúp mọi người nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân bằng cách thiết lập những mục tiêu có ý nghĩa cho các phòng ban và cho từng vị trí. Sau đó, hãy để mọi nguời tham gia vào việc xác định họ sẽ thực hiện được mục tiêu đó bằng cách nào. Hãy giúp họ đo lường các hoạt động và kết quả minh chứng cho những thành công của họ.

5. CÔNG NHẬN ĐÓNG GÓP CỦA MỌI NGUỜI

Nhân viên của bạn là nguời tạo dựng, bán, hỗ trợ, và sản xuất trong những thứ mà khách hàng của bạn mua. Do đó, hãy công nhận những đóng góp của họ, dù lớn hay nhỏ. Đó có thể chỉ là những cử chỉ nhỏ như một vài lời động viên "Làm tốt lắm, Marie!" Hoặc đó có thể là một sự công nhận chính thức, như việc công khai tuyên dương một thành viên nhóm tại một cuộc họp hoặc sự kiện của công ty. Khi mọi người cảm thấy nỗ lực của họ được đánh giá cao, họ sẽ hạnh phúc hơn và gắn kết nhiều hơn.

6. LOẠI BỎ "NHỮNG CON SÂU"

Khi doanh nghiệp của bạn có được những nhân viên xuất sắc, bạn sẽ thấy năng suất làm việc, lượng khách hàng được duy trì và lợi nhuận tăng dần theo cấp số nhân. Nhưng chỉ một con sâu - một nhân viên làm việc thiếu hiệu quả cũng  có thể giảm hiệu quả nhóm từ 30 đến 40 phần trăm! Mặc dù chúng tôi nghĩ là, một nhóm làm việc hiệu quả có thể bù đắp cho một cá nhân còn thiếu sót, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy không có cách nào để bù đắp cho một cá nhân yếu kém. Thông thường, những người thuộc top đầu sẽ phải gánh vác bằng cách làm thêm các công việc khác. Nếu bạn có một nhân viên không thể hoàn thành trách nhiệm công việc của họ thì đã đến lúc nên để họ ra đi. Một khi "con sâu" đã ra đi, nhân viên của bạn có thể làm việc với kết qủa tốt hơn và ít  xảy ra tranh chấp trong nội bộ.

7. KẾT NỐI VỚI CÁC GIÁ TRỊ VÀ SỨ MỆNH CỦA CÔNG TY

Giá trị cốt lõi và nhiệm vụ của công ty bạn khiến những quyết định hàng ngày của nhân viên trở nên có ý nghĩa hơn. Các vị Sếp tuyệt vời thường đưa các giá trị và sứ mệnh vào mọi khía cạnh của hoạt động của phòng ban. Đáp lại, người lao động ngày càng trở nên đam mê và nhiệt tình với chúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các giá trị cốt lõi thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên và văn hóa doanh nghiệp; và đó là những yếu tố giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

LỜI KẾT

Trở thành một vị sếp tuyệt vời đồng nghĩa với việc tạo cảm hứng cho nhân viên của bạn để đạt được những điều vĩ đại. Hãy cam kết đưa các hành vi và các hệ thống nêu trên vào đúng chỗ và nhân viên của bạn sẽ làm việc với niềm tự hào và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp và khách hàng của bạn. Việc trở thành một nhà lãnh đạo ấn tượng là điều dễ dàng trong tầm tay và bạn có thể bắt đầu thực hiện thay đổi ngày hôm nay. Việc tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời nơi người lao động thực sự gắn kết  sẽ giúp công ty 

NGUỒN : SAGA.VN

 

Quân Trần

 




The information contained in this communication and attachment is confidential and is for the use of the intended recipient only.
Any disclosure, copying or distribution of this communication without the sender's consent is strictly prohibited.
If you are not the intended recipient, please notify the sender and delete this communication entirely without using, retaining, or disclosing any of its contents.
This communication is for information purposes only and shall not be construed as an offer or solicitation of an offer or an acceptance or a confirmation of any contract or transaction.
All data or other information contained herein are not warranted to be complete and accurate and are subject to change without notice.
Any comments or statements made herein do not necessarily reflect those of An Binh Commercial Joint Stock Bank or any of its affiliates.
Internet communications cannot be guaranteed to be virus-free.
The recipient is responsible for ensuring that this communication is virus free and the sender accepts no liability for any damages caused by virus transmitted by this communication.

Tuesday, September 8, 2015

10 ĐIỀU ĐỂ CUỐN HÚT NHƯ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG

Hãy nghe nhiều hơn nói, học cách khen ngợi người khác, đừng quan trọng hóa bản thân và cũng đừng bao giờ bàn tán về chuyện xấu của người khác.

 

Một số người vừa gặp đã khiến chúng ta cảm thấy họ quan trọng và đặc biệt. Một số vừa bước chân vào cửa đã làm bừng sáng cả căn phòng. Chúng ta biết đó gọi là sức cuốn hút, và nó là khả năng tự nhiên.

Họ biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt, luôn ảnh hưởng tích cực lên người xung quanh và khiến tất cả cảm thấy mình tốt đẹp hơn. Họ là kiểu người khiến ai cũng muốn vây quanh và trở thành như thế,

Thật may là tất cả chúng ta đều có thể trở nên cuốn hút. Vì nó không dựa vào mức độ thành công hay quần áo bạn mặc. Sự cuốn hút nằm trong chính cách chúng ta cư xử hàng ngày. Theo Jeff Haden – biên tập viên tạp chí Inc, dưới đây là những cách có thể giúp bạn trở nên cuốn hút hơn trong công việc.

1. Nghe nhiều hơn nói

Steve Jobs (trái) và Bill Gates (phải) đều được đánh giá là các lãnh đạo có sức hút. Ảnh: LinkedIn

Hãy hỏi các câu hỏi, duy trì giao tiếp bằng mắt, cười, cau mày, gật đầu, trả lời. Nói chung là bạn không cần nói nhiều quá. Hãy biểu lộ cho người khác thấy là với bạn, họ là người quan trọng.

Khi nói chuyện, đừng khuyên người ta nếu không được yêu cầu, đừng nói những câu như "Nếu là tôi, tôi sẽ…". Việc lắng nghe cho thấy bạn quan tâm đến người nói nhiều hơn là việc khuyên bảo. Vì nếu làm như vậy, trong hầu hết các trường hợp, bạn lại xoay cuộc hội thoại về mình mất rồi.

Tóm lại, chỉ nói khi bạn thấy có điều quan trọng với người khác, chứ không phải với mình.

2. Đừng nghe có chọn lọc

Một số người không có thói quen lắng nghe những người mà họ cho là ở "chiếu dưới". Những người có sức cuốn hút sẽ nghe tất cả mọi người, không phân biệt địa vị hay chức vụ. Họ sẽ khiến tất cả chúng ta cảm thấy mình cũng có điểm chung với họ.

3. Không động đến đồ đạc cá nhân khi nói chuyện

Đừng kiểm tra điện thoại, đừng liếc màn hình, đừng tập trung vào thứ gì cả, kể cả một tẹo cũng không được. Bạn không thể tương tác với người khác khi đang bận rộn với đồ của mình. Hãy dành toàn bộ sự chú ý của mình cho họ. Khi ấy, bạn sẽ được nhận lại sự tôn trọng, quý mến và ghi nhớ.

4. Luôn cho đi trước khi nhận lại, và chuẩn bị tinh thần là có thể chẳng nhận được gì cả

Đừng bao giờ nghĩ về việc bạn có thể nhận được gì. Hãy tập trung vào điều bạn có thể mang lại gì cho người khác. Cho đi là cách duy nhất để thiết lập một mối quan hệ thực sự.

5. Đừng tự quan trọng hóa bản thân

Những người bị ấn tượng bởi sự ra vẻ đứng đắn, kiêu căng, tự thấy bản thân mình quan trọng của người khác cũng có tính cách y như vậy thôi.

Còn phần lớn mọi người không thế. Họ sẽ chỉ thấy khó chịu và bực mình.

6. …vì bạn biết người khác còn quan trọng hơn

Bạn biết mình biết cái gì, mình có ý kiến thế nào và quan điểm của mình ra sao. Tất cả những điều đó không quan trọng, vì nó là của bạn rồi. Bạn sẽ không thể học được gì từ bản thân mình đâu.

Nhưng bạn không biết người khác biết cái gì. Và mọi người cũng sẽ biết cái bạn chẳng biết. Đây chính là điều khiến người khác quan trọng hơn nhiều so với chúng ta, vì chúng ta sẽ học hỏi được từ họ.

7. Khen ngợi người khác

Khen ngợi chẳng bao giờ là đủ cả. Hãy nói với mọi người họ đã làm tốt điều gì. 

Còn nếu bạn chẳng biết họ đã làm gì tốt, thì thật đáng xấu hổ. Việc của bạn là phải biết và phải tìm ra trước.

Mọi người sẽ không chỉ đánh giá cao lời khen của bạn. Mà họ sẽ biết là bạn thực sự quan tâm đến việc họ đang làm. Họ sẽ cảm thấy mình có thành tựu hơn, và quan trọng hơn rất nhiều.

8. Chọn lựa thái độ và lời nói

Ngôn ngữ bạn sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người khác. Và chúng sẽ tác động ngược trở lại bạn. Ví dụ, đừng nghĩ là bạn đang đi họp, mà là đi gặp gỡ mọi người. Không phải là bạn đang chuẩn bị bài thuyết trình cho khách hàng, mà là bạn sắp chia sẻ điều thú vị với người khác. Không phải bạn đang đi tập gym, mà là đang cải thiện sức khỏe và vóc dáng cho mình.

Tất cả chúng ta đều muốn làm việc với những người vui vẻ và nhiệt tình. Cách tiếp cận và chọn lựa ngôn ngữ của bạn có thể khiến người khác cảm thấy tốt hơn về bản thân họ, và cả chính bạn nữa. 

9. Đừng bàn tán về thất bại của người khác

Tất cả chúng ta đều thích tán gẫu và nghe những chuyện chẳng mấy tốt đẹp. Nhưng vấn đề là chúng ta thường chẳng ưa hoặc tôn trọng những người kể chuyện này. 

Vì vậy, đừng bao giờ cười người khác. Khi bạn làm thế, mọi người xung quanh sẽ băn khoăn chẳng biết bạn đã từng cười họ bao giờ chưa. 

10. Hãy thừa nhận sai lầm của bản thân

Những người cực kỳ thành công thường được cho là có sức hấp dẫn. Nhưng bạn vẫn có thể có sức hút kể cả không thành công như vậy. Hãy chia sẻ những sai lầm của mình, thừa nhận chúng và trở thành bài học cho tất cả mọi người.

Khi bạn tự cười bản thân mình, mọi người sẽ không cười bạn đâu. Họ chỉ cười cùng bạn mà thôi. Và chắc chắc họ thích con người đó của bạn hơn là một thánh nhân không tỳ vết.

Hà Thu (theo WEF)




The information contained in this communication and attachment is confidential and is for the use of the intended recipient only.
Any disclosure, copying or distribution of this communication without the sender's consent is strictly prohibited.
If you are not the intended recipient, please notify the sender and delete this communication entirely without using, retaining, or disclosing any of its contents.
This communication is for information purposes only and shall not be construed as an offer or solicitation of an offer or an acceptance or a confirmation of any contract or transaction.
All data or other information contained herein are not warranted to be complete and accurate and are subject to change without notice.
Any comments or statements made herein do not necessarily reflect those of An Binh Commercial Joint Stock Bank or any of its affiliates.
Internet communications cannot be guaranteed to be virus-free.
The recipient is responsible for ensuring that this communication is virus free and the sender accepts no liability for any damages caused by virus transmitted by this communication.