Khi đưa bé đi máy bay, cho dù một số mẹ đã tìm hiểu khá kỹ càng về những thứ cần chuẩn bị để chắc chắn rằng không có vấn đề gì xảy ra, thế nhưng lo lắng vẫn là điều không tránh khỏi.
Bé có thể tè dầm, quấy khóc, mè nheo, thậm chí gây ra sự cố nào đó làm lỡ mất chuyến bay, nhưng suy cho cùng thì ngày nào mà các mẹ chẳng phải đối mặt với những điều đó. Sau đây là một vài kinh nghiệm nhỏ để các mẹ cùng tham khảo khi cho bé đi máy bay nhé!
1. Trước khi bay:
Xác định ngày bay và mua vé máy bay càng sớm càng tốt, giá càng rẻ và nhiều lựa chọn (thậm chí mua vé trước 1 năm).
Có nhiều hãng máy bay khác nhau với mức giá khác nhau nhưng nên chọn hãng nào bay với thời gian ngắn nhất, transit ít trạm nhất và thời gian transit cũng ngắn nhất (nhưng không dưới 2 tiếng để đảm bảo thời gian nối chuyến).
Chặng bay dài nhất (9-15 tiếng) thì nên chọn chuyến bay đêm. Điều này cực kỳ quan trọng vì bay đường dài mệt mỏi, nếu là bay đêm thì sẽ tính vào giấc ngủ đêm nên sẽ không cảm thấy dài.
Điều quan trọng và vô cùng quan trọng: Nên đặt 1 bassinet (nôi cho em bé trên máy bay) cho chuyến bay đêm. Tuỳ từng hãng mà họ giới hạn trọng lượng. Mình bay hãng SAS (Đan Mạch) thì họ giới hạn trong vòng 9 kg. Có hãng thì cho tới 11kg (Quatas, Úc).
2. Xe Nôi
Mang xe nôi em bé đi vì xe nôi không tính vào hành lý và bạn có thể mang xe nôi tới tận cửa máy bay. Nhân viên hàng không sẽ tới giúp cất xe đi, khi nào máy bay hạ cánh thì họ lại mang lại. Có hãng trả xe ngay dưới chân máy bay nhưng có hãng thì họ đưa vào băng chuyền cùng các hành lý khác.
Nếu transit từ 2 trạm trở lên và thời gian ngắn, chỉ đủ cho việc chạy từ máy bay này tới máy bay kia thì yêu cầu check in xe nôi suốt toàn bộ chặng đường cho tới final destination (ví dụ check in xe nôi từ Mỹ về Việt Nam luôn, không lấy xe ra ở sân bay transit). Trường hợp này thì mang theo địu em bé cho gọn nhẹ, dễ bề di chuyển.
Nếu thời gian transit lâu (khoảng 8 tiếng trở lên) thì nên lấy xe nôi ra ở sân bay transit để cả mẹ & con được nghỉ, mẹ ko phải địu/bế con mà con cũng được nằm trong xe thoải mái
3. Những thứ mang lên cabin
Một túi to hoặc 1 ba lô to để đựng tất tần tật những thứ cho con và cho mẹ (vì mình hay travel 1 mẹ 1 con nên rất vất vả & phải organise mọi thứ gọn gàng chu đáo). Nếu cả bố lẫn mẹ cùng travel thì đỡ hơn rất nhiều, có thể mang 2 túi/va li nhỏ lên cabin. Nhưng ở đây mình chỉ nói đến việc travel 1 mẹ 1 con nhé.
Luôn đảm bảo mẹ có thể vừa địu con đằng trước, tay xách túi hoặc vai đeo ba lô và vừa đẩy xe đẩy (mức tối đa mẹ phải handle) và CHẠY (cứ chuẩn bị tinh thần là như thế phòng trường hợp chuyến bay đầu trễ và chỉ còn 1 tiếng nữa là chuyến bay sau cất cánh).
4. Trong túi/ba lô có gì?
- Quần áo sơ cua cho con, tất/vớ, khăn, yếm..
- Bình sữa (đã tiệt trùng), bát thìa (ăn dặm)
- Sữa bột, ngũ cốc, trà, Baby food (đóng lọ), 1 chai nước tinh khiết nhỏ...
- Thuốc cho con, chai xịt mũi, nhỏ mắt, thuốc ho, baby oil, kem chống khô da...
- Bỉm, kem chống hăm, khăn ướt (baby wipe), khăn giấy..
- Chăn/mền cho con, chiếc gối ưa thích của con
- Ti giả, 1 ít đồ chơi, doudou của con (doudou là vật ưa thích nhất của con, thường là những con giống làm bằng vải)
- Địu em bé
- Mỹ phẩm & đồ cá nhân của mẹ
Ngoài ra mẹ nên có 1 cái money belt đeo ngang hông để đựng tiền, thẻ tín dụng, passport, vé máy bay...
Khi bạn có con nhỏ thì bạn được phép mang bình sữa đang uống dở, thậm chí có thể mang nguyên 1 chai 500ml nước tinh khiết. Có nơi họ cho qua luôn nhưng có sân bay thì họ sẽ yêu cầu mẹ uống nước/sữa trong bình trước mặt họ để chứng tỏ nó ko phải là hoá chất.
5. Trong Cabin máy bay
Em bé dưới 2 tuổi thì được bay miễn phí nhưng phải ngồi chung với mẹ. Nghĩa là 2 mẹ con chung 1 ghế. Đừng mơ rằng xe cộ rộng rãi, con có thể lăn lê bò toài mà thực sự là rất chật hẹp khi phải ngồi chung 1 ghế với con.
Chặng bay ngắn thì họ không phân biệt, mẹ & con có thể bị ngồi ghế trong cùng sát cửa sổ không nhúc nhích được. Chặng bay dài có bassinet thì sẽ khá hơn. Mẹ sẽ có 1 chỗ ngồi đặc biệt ở hàng ghế đầu, khoang dưới cùng của máy bay (hàng ghế 32) ngồi ngay sau vách ngăn nơi họ có thể gắn bassinet vào.
Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh mẹ phải ôm con trên ghế và thắt dây an toàn cho cả mẹ và con (trên máy bay mẹ sẽ được hướng dẫn sử dụng seatbelt cho baby lồng vào seatbelt của mẹ). Bassinet chỉ được dùng sau khi cất cánh và trước khi hạ cánh.
6. Khi máy bay cất cánh / hạ cánh
Đây là lúc áp suất không khí thay đổi đột ngột gây ù tai cho bé. Lúc này mẹ phải đặt con vào ti cho bú (nếu con vẫn đang bú mẹ 100%). Khi con đang được thắt dây an toàn không nhất thiết phải ngồi trên lòng mẹ.
Mẹ có thể xoay người con nằm ngang để cho bú mà không phải tháo dây an toàn (tuyệt đối không tháo dây an toàn khi máy bay đang cất cánh/hạ cánh).
Nếu con vừa mới ăn xong hoặc không còn bú mẹ nữa thì mẹ cho con uống trà (nằm hoặc ngồi) trong khi máy bay cất cánh /hạ cánh. Hành động nuốt sữa/nước sẽ làm cân bằng áp suất không khí cho con. Việc này rất quan trọng.
Nếu con đang ngủ trong khi máy bay cất cánh/hạ cánh thì không nên đánh thức con dậy mà cứ để con ngủ, mẹ dùng 2 ngón tay bịt 2 lỗ tai con lại. Như vậy con sẽ không bị ảnh hưởng bởi áp suất không khí.
Sau khi máy bay ổn định độ cao, bassinet sẽ được lắp vào và mẹ cho con làm quen với chiếc nôi mới. Cho con vào nôi cùng với gối và đồ chơi của con. Lúc này mẹ có thể thở được 1 chút rồi.
Nếu mẹ mệt thì cứ ngồi đấy mà thở nhưng nếu còn chút sinh lực và khôn ngoan thì hãy đứng dậy, đi dạo 1 vòng máy bay xem có hàng ghế nào trống không. Còn may mắn tia thấy 1 hàng 3-4 ghế trống thì nhanh chân mang đồ đạc chăn màn đến cắm trại xí chỗ luôn.
Tại sao không thể ngủ ngay hàng ghế của mình? Bởi vì hàng ghế đầu không thể mở thông nhau được, các tay ghế đều chứa khay bàn ăn. Nếu hàng ghế của mình không có ai khác thì mẹ có thể nằm ngay dưới sàn, ngay bên dưới bassinet của con.