I. Vài nét về bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, tiến triển mạn tính, với tỷ lệ mắc bệnh ở người trên 60 tuổi là 0.5-1%. Tỷ lệ này tăng lên theo tuổi. Khoảng 10% trường hợp bị bệnh Parkinson khởi phát dưới 40 tuổi.
1. Các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson
Run, cứng, giảm động và tư thế không ổn định
Cho đến nay, mặc dù nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn chưa biết rõ nhưng người ta nhận thấy có một số yế tố liên quan đến bệnh Parkinson, đặc biệt là yếu tố môi trường và yế tố Gen.
Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị chủ yếu trong bệnh Parkinson. Phẫu thuật thường có chỉ định trên các bệnh nhân dùng thuốc không có hiệu quả.
Quyết định bắt đầu dùng thuốc
Bệnh nhân mới bị bệnh, có biểu hiện nhẹ và ít ảnh hưởng đến chức năng không nhất thiết phải bắt đầu dùng thuốc. Nên xem xét đến tuổi và nghề nghiệp của bệnh nhân khi bắt đầu dùng thuốc.
Lựa chọn dùng thuốc
Trong khi Levodopa là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson, gần đây, chất đồng vận của hệ Dopa,in (DA) được ưu tiên sử dụng cho các bệnh nhân trẻ tuổi và giai đoạn sớm của bệnh. Các khuyến cáo gần đây cho rằng Levodopa nên trì hoãn càng lâu càng tốt cho đến khi các thuốc khác như DA có hiệu quả. Mục đích của dùng thuốc là cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ của các thuốc dùng kéo dài.
Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và triệu chứng nào nổi bật nhất. Bệnh nhân trên 60 tuổi có thể bắt đầu dùng Levodopa, trong khi các bệnh nhân trẻ nên bắt đầu bằng DA. Các thuốc khác có thể kết hợp thêm trong quá trình tiến triển của bệnh. Việc sử dụng DA trước khi dùng Levodopa có tác dụng làm giảm triệu chứng loạn động.
Giai đoạn " bật – tắt" ("on – off")
Khi bệnh nhân dùng thuốc và thuốc có hiệu quả làm giảm các triệu chứng, bệnh nhân có thể hoạt động tốt, gọi là giai đoạn "bật" ("on"). Tuy nhiên, có thời điểm thuốc không có hiệu quả và các triêụ chứng xuất hiện trở lại, bệnh nhân có thể không làm được những điều mong muốn, lúc này là giai đoạn "tắt" ("off"). Khi bệnh nhân có biểu hiện "bật – tắt" ("on – off"), đánh giá và điều chỉnh thuốc là cần thiết để cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân.
II. Một vài lời khuyên với bệnh nhân Parkinson
Cuộc sống của những người bệnh nhân Parkinson có thể là một thử thách lớn, tuy nhiên những thay đổi đơn giản trong lối sống lại có thể làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Với những cải tiến nho nhỏ, bệnh nhân Parkinson có thể được hưởng thụ nhũng điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Rất nhiều bệnh nhân có những băn khoăn, thắc mắc trong sinh hoạt, ăn uống cũng như cách tập luyện. Nhằm giúp cho bệnh nhân có một hướng dẫn cụ thể hơn, chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân Parkinson.
Đi khám bệnh thường xuyên
Hãy đi khám bệnh thường xuyên để đảm bảo rằng bạn nhận được sự chăm sóc về y tế tốt nhất.
Có thể hơi mất thời gian trong việc tìm ra loại thuốc phù hợp với bệnh của bạn. Hãy cố gắng kiên nhẫn và phản ánh kết quả với bác sĩ của bạn nhé.
Mặc quần áo
Bệnh nhân Parkinson có thể gặp khó khăn trong khi mặc quần áo. Việc cài cúc áo và kéo khóa có thể gặp khó khăn do mất kiểm soát các vận động. Vì vậy:
- Hãy dành nhiều thời gian hơn để mặc quần áo
- Mặc quần áo sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ngồi ghế có tay vịn khi mặc quần áo
- Chọn quần áo dê mặc, ví dụ như mặc các áo đơn giản, quần chun hoặc dép có quai dán
Đứng, ngồi và đi lại
Nếu ngồi xuống hoặc đứng lên gặp khó khăn, nên dùng ghế cao, có tay vịn và tựa lưng thẳng, không nên dùng ghế có tay vịn loại mềm và sâu lòng.
- Nên đứng yên một lát sau khi vừa đứng dậy để lấy lại thăng bằng.
- Nếu bạn bị đông cứng lại ở một chỗ, hãy cử động từ từ, từ bên này sang bên kia
- Để tránh bị ngã, cố gắng để lối đi rộng rãi trong nhà đê bạn có thể đi lại dễ dàng.
Đi du lịch
- Hãy lập kế hoạch đi du lịch cẩn thận để chuyến đi thuận lợi và bạn có thể tận hưởng nhiều hơn.
- Đừng bao giờ ra khỏi nhà mà không mang theo ít nhất 1 ngày thuốc uống.
- Khi đi du lịch dài ngày, bạn nên nghỉ ngơi một ngày trước khi đi và một ngày sau khi trở về. Cũng nên uống đủ nước vào ngày trước khi đi du lịch và ngày sau khi trở về để giảm bớt uống nước vào ngày đi du lịch và hạn chế được thơi gian đi vào nhà vệ sinh.
Theo dõi việc dung thuốc
- Nên có sổ ghi lại các thuốc đang dùng hàng ngày và các thời điểm thuốc có hiệu quả và không có hiệu quả hoặc là các tác dụng phụ mà bệnh nhân có
- Chia sẻ với bác sĩ những thông tin của bạn. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin cho bác sĩ, bạn sẽ nhận được sự điều chỉnh thuốc hợp lí hơn từ bác sĩ.
Thay đổi trong hệ thống tiêu hóa
- Táo bón là mọt vấn đề thường gặp của bệnh nhân Parkinson. Táo bón là do hoạt động của các cơ tiêu hóa bị chậm lại, ngoài ra cũng có thể là do tác dụng phụ của các thuốc đang dùng.
- Táo bón có thể điều chỉnh được bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí, uống đủ nước và ăn tăng cường chất xơ.
Cải thiện tình trạng nhai và nuốt
Các biện pháp thông thường như thay đổi tư thế ngồi trong khi ăn, ăn miếng nhỏ và nhai kỹ, tránh một số loại thức ăn khó nhai và khó nuốt như rau sống và lạc.
Chế độ ăn và dùng thuốc ở bệnh nhân Parkinson
Chế độ ăn cũng có ảnh hưởng đến tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson, đặc biệt là thuốc Levodopa. Thường là các chế phẩm của Levodopa được hướng dẫn dùng ít nhất trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn một giờ. Lý do tại sao thức ăn ảnh hưởng đến hấp thu của Levodopa là vì Protein trong thức ăn có thể làm chậm quá trình Levodopa đến não. Protein được cắt nhỏ ra thành aminoacid, nó có thể cạnh tranh với Levodopa trong việc di chuyển từ hệ tiêu hóa vào máu và từ máu vào não.
Dạng viên nang khi uống phải nuốt nguyên viên nang, không được nhai. Dạng viên nén có thể bẻ ra làm nhiều phần để dễ nuốt.
Các thông tin có thể ghi lại trong sổ theo dõi là
- Thời gian dùng thuốc Parkinson trong ngày
- Thời gian mà các triệu chứng được kiểm soát tốt
- Các triệu chứng vẫn còn lại và thời điểm xuất hiện
- Các triệu chứng vào ban đêm
- Các triệu chứng như loạn động và các biến chứng khác có liên quan đến thuốc.
- Bảng theo dõi dùng thuốc hàng ngày nên có để theo dõi sát các biểu hiện trên.
Thể dục thể thao với bệnh nhân Parkinson
Một chế độ luyện tập tốt có thể giúp bệnh nhân đối phó tốt với bệnh nhân Parkinson. Tập thể dục thường xuyên có thể duy trì sự mềm dẻo, tư thế, giúp cơ và khớp khỏe để cải thiện tuần hoàn cho tim và não. Thể dục cũng giúp cho giảm căng thẳng hàng ngày và có cảm giác thành công.
Việc tập thể dục cũng sẽ dễ dàng hơn khi bạn tìm thấy những bài tập đơn giản mà bạn thích như đi bộ, làm vườn, bơi… và hãy làm cho thể dục trở thành một phần trong cuộc hàng ngày của bạn.
Chú ý khi tập thể dục
Chọn thời điểm tập thể dục khi bạn cảm thấy khỏe và các triệu chứng được kiểm soát tốt nhờ dùng thuốc.
Trước và sau khi tập thể dục nên thư giãn, làm ấm lại cơ bắp sẽ giúp cho phòng cứng cơ, cải thiện sự mềm dẻo và thăng bằng.
Tập thể dục tại chỗ ở của bạn, thậm chí là cám thấy rất chậm nhưng đừng vội nản lòng vì bao giờ cũng sẽ gặp khó khăn lúc ban đầu.
Hãy học cách nhận biết khi nào bạn thực sự mệt mỏi.
Chế độ ăn hợp lý
Với người bệnh nhân Parkinson, chế độ ăn đủ dinh dưỡng là rất quan trọng để giữ sức khỏe và duy trì mức năng lượng tốt cho cơ thể. Nên duy trì chế độ ăn cân bằng rau, hoa quả, đạm cao, dùng các sản phẩm sữa và ngũ cốc. uống đủ nước hoa quả, nước lọc hàng ngày cũng rất quan trọng.
Ngoài việc bổ sung để có chế độ ăn căn bằng, Vitamin và muối khoáng cũng rất cần cho một số người.
Những điều cần làm
- Hiểu rõ về bệnh Parkinson, căn nguyên và cách điều trị.
- Hãy tìm một bác sĩ mà bạn tin tưởng và có thể nói chuyện dược.
- Hãy kiểm soát tương lai của bạn và chủ động trong việc xử lý các triệu chứng.
- Luôn nhớ về các thành công của bạn.
- Làm những điều mà bạn thích.
- Hãy biết mình và chấp nhận bệnh của mình.
- Chấp nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.
- Cố gắng không bỏ sót bất cứ vấn đề gì.
- Hãy nhớ rằng bạn không cô đơn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Theo: BV Lão Khoa TW