Tuesday, April 21, 2015

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI


So với năm 2008 thì bảng xếp hạng năm vừa qua đã có một số biến động nhỏ. Ngoài trường Đại học Havard, ngôi trường vẫn giữ vị trí quán quân, thì ngay trong top 5, vị trí các trường đã có sự hoán đổi cho nhau. Trường đại học Cambridge của Anh, năm 2008 giữ vị trí thứ 3, thì đến năm 2009 đã soán ngôi vị á quân của trường đại học Yale (Mỹ) và đẩy trường này về vị trí cũ của mình.
Có những trường ở vị trí 6, 7 năm 2008 như trường Đại học UCL, trường Imperial, sau 1 năm đã được thăng hạng lên vị trí thứ 4, và thứ 5. Trong khi đó trường đại học lâu đời nhất nước Anh, Đại học Oxford lại bị rớt 1 bậc. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng vị trí xếp hạng cũng như một số thông tin về các trường này.
Đại học Harvard, ngôi trường đúng đầu bảng
Đại học Harvard là một trường đại học tư thục tọa lạc ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ bao gồm 10 trường trực thuộc và là một thành viên của Ivy League (Nhóm các trường đại học hàng đầu ở Mỹ). Đây là trường đại học lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở châu Mỹ và là tập đoàn đầu tiên tại Bắc Mỹ. Harvard cũng là tổ chức có nguồn cung ứng tài chính lớn thứ hai ( sau Quỹ Bill & Melinda Gates ) với khoảng 28,8 tỉ USD vào năm 2008.
Harvard thường xuyên có mặt top đầu trong các bảng xếp hạng giáo dục đại học quốc tế. Đại học Harvard không chỉ là sự hãnh diện của sinh viên Mỹ mà còn là niềm mơ ước của tất cả các sinh viên trên thế giới. Những sinh viên đã được bước chân vào giảng đường đại học Harvard cũng đều là những thiên tài của thế giới.
Đã từng có đến 7 vị tổng thống Mỹ được đào tạo tại Harvard và đã có tới 40 giải Nobel. Nơi đây được đánh giá là cái nôi sản sinh ra các tỷ phú giàu bậc nhất thế giới. Vì vậy người Mỹ có một câu nói khá nổi tiếng là muốn cho con bạn trở thành một trong những người giàu nhất, hãy gửi chúng tới Harvard.
Đại học Cambridge vươn lên vị trí thứ 2
Sau 1 năm, ngôi trường đại học nổi tiếng của nước Anh này đã vươn lên được 1 bậc, từ vị trí thứ 3 lên vị trí á quân. Đây là viện đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, chỉ sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã chạy đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Hệ thống đại học Cambridge có 31 trường cùng hàng nghìn chuyên ngành đào tạo khác nhau.

Trường Đại học Cambridge có truyền thống gần 1000 năm đào tạo những nhà lãnh đạo trên thế giới, những chuyên gia kinh doanh cũng như những nghệ sĩ. Mỗi năm, có hàng trăm tiến sĩ và thạc sĩ thành đạt từ nơi đây. Những buổi lễ trao bằng long trọng và xúc động được diễn ra định kỳ vào các tháng nhất định của mỗi quý và tuỳ vào thời gian lựa chọn của từng vị tiến sĩ. Họ là niềm tự hào và danh dự của người dân, nhưng họ cũng chính là những trí tuệ tuyệt vời mà nền giáo dục Cambridge đã khai sáng và nuôi dưỡng.
Đại học YALE giữ vị trí thứ 3
Đây chính là trường đại học đã để trường Cambridge soán ngôi và đành ngậm ngùi nắm giữ vị trí thứ 3 ( Năm 2008, trường đại học Yale xếp thứ 2 ).
Đây là một viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut, nước Mỹ được thành lập vào năm 1701 dưới tên Collegiate School. Yale là viện đại học lâu đời thứ ba của Mỹ và là một thành viên của Ivy League. Ngôi trường này cũng đã từng đào tạo nên 4 vị tổng thống Mỹ bao gồm Gerald Ford, George H. W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush. Tờ báo Boston Globe đã viết rằng “nếu như có một trường có thể tuyên bố rằng đã giáo dục cho các lãnh đạo cao nhất của đất nước trong ba thập kỉ, thì đó là Yale.

Yale cũng là trường đầu tiên ở Mỹ cấp bằng tiến sĩ vào năm 1861. Đại học Yale không chỉ nổi tiếng vì nhiều nhân tài, chất lượng giáo dục đỉnh cao, mà còn là một trong những trường đại học to nhất nhì Hoa Kỳ, với hệ thống thư viện khoảng 13 triệu cuốn sách ( hệ thống thư viện đứng thứ 2 của Mỹ ).
Viện Đại học Yale thu được vốn hỗ trợ hàng năm khoảng 17 tỉ Đôla, đứng thứ hai chỉ sau Harvard. Trường có 3300 giảng viên, 5300 sinh viên đại học và 6000 sinh viên viên sau đại học. Yale được Cục Thuế Hoa Kỳ đưa vào trong danh sách các tổ chức phi lợi nhuận. Yale và Harvard là hai đối thủ của nhau trong tất cả các lĩnh vực giáo dục đại học.
Đại học UCL ( University College London ) giữ vị trí thứ 4
Từ vị trí thứ 7 năm 2008, Đại học UCL của nước Anh đã vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng năm vừa qua.
Ngôi trường này được thành lập năm 1826, và là một trong những trường đại học có lịch sử lâu đời nhất ở Anh, chỉ sau trường Oxford và Cambridge. Hiện nay trường có khoảng 19.000 sinh viên, trong đó hơn 30% là sinh viên quốc tế đến từ gần 140 quốc gia trên thế giới.
Năm 2008, tổ chức Research Assessment Exercise (RAE) UCL đã xếp trường UCL là trường đại học có nhiều công trình nghiên cứu chất lượng tốt nhất ở London và xếp thứ 3 trong toàn vương quốc Anh. Tổ chức này khẳng định rằng trường UCL đã có những thành tựu nổi bật về các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. Ngôi trường này luôn có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo cho chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành học kể trên. Đây cũng là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên từ mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và bình đẳng nam nữ.
Imperial College và Đại học Oxford đồng hạng ở vị trí thứ 5
Từ vị trí thứ 6 năm 2008, Imperial College đã lên hạng và nắm giữ vị trí thứ 5. Trường được thành lâp năm 1907 và là một trong những trường đại học uy tín hàng đầu ở London. Nội dung đào tạo chính của trường là liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Các lĩnh vực đào tạo chủ yếu của trường là Khoa học kỹ thuật, Y học, và khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, Kinh doanh. Đây cũng là những khoa chủ chốt của Imperial College.
Mặc dù chỉ bị rớt 1 hạng từ vị trí thứ 4, xuống vị trí 5, đồng hạng với trường Imperial College, những đây cũng là điều đáng tiếc cho trường đại học nổi tiếng bậc nhất ở xứ sở sương mù. Đại học Oxford tọa lạc tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh được thành lập vào thế kỉ 13. Đại học Oxford có 39 học viện (college), mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.
Việc dạy học của hệ đại học chủ yếu là học theo kiểu phụ đạo, trong đó mỗi giáo sư phụ trách từ 1 đến 4 học viên làm việc hàng tuần khoảng 1 giờ tùy thuộc vào ngành học mà nội dung buổi học là về một bài luận hoặc bài tập.Mỗi tuần sinh viên thường có khoảng 2 buổi học kiểu này, các giáo sư có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của môn học hoặc lĩnh vực chuyên môn, có thể đến từ các trường khác trong đại học Oxford. Ngoài ra, sinh viên còn học bổ sung bằng các buổi nghe giảng, lên lớp, hội thảo được tổ chức theo chuẩn của bộ môn.
Theo xếp hạng của The Times năm 2007, đây là viện đại học tốt nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Ngoài ra, đáng chú ý trong top các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2009, Nhật Bản là gương mặt đại diện sáng giá cho châu Á với 6 trường được lọt vào danh sách này.
Đó là các trường: Đại học Tokyo xếp thứ 22, Đại học Kyoto xếp thứ 25, Đại học Osaka sếp thứ 43, Học viện công nghệ Tokyo xếp thứ 55. Hai trường Đại học Nagoya và Tohoku lần lượt chiếm giữ vị trí áp chót là 93 và 97.
Một số trường đại học khác của châu Á cũng nằm trong bảng xếp hạng này là Đại học Hồng Kông xếp thứ 24, Đại học quốc gia Singapore xếp thứ 30, Đại học quốc gia Seoul xếp thứ 47.
Dưới đây là danh sách 50 trường nổi tiếng nhất thế giới :
1. Đại học Harvard, Mỹ .
2. Đại học Cambridge, Anh .
3. Đại học YALE, Mỹ .
4. Đại học UCL ( University College London ), Anh .
5. Đại học IMPERIAL College London, Anh .
6. Đại học OXFORD, Anh .
7. Đại học Chicago, Mỹ .
8. Đại học PRINCETON, Mỹ .
9. Học viên công nghệ Massachusetts – Massachusetts Institute of Technology , Mỹ .
10. Học viện công nghệ California – California Institute of Technology , caltech , Mỹ .
11. Đại học COLUMBIA, Mỹ .
12. Đại học PENNSYLVANIA, Mỹ .
13. Đại học JOHNS HOPKINS, Mỹ .
14. Đại học DUKE, Mỹ .
15. Đại học CORNELL, Mỹ .
16. Đại học STANFORD, Mỹ .
17. Đại học Quốc gia Australia – The Australian National University, ANU , Úc .
18. Đại học Mcgill, Canada .
19. Đại học MICHIGAN, Mỹ .
20. Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ ( ETH Zurich ), Thụy Sỹ .
21. Đại học EDINBURGH, Anh .
22. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
23. Đại học LONDON ( King’s College London ), Anh .
24. Đại học HONG KONG, Hong Kong .
25. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
26. Đại học MANCHESTER, Anh .
27. Đại học CARNEGIE MELLON, Mỹ .
28. Đại học Sư Phạm PARIS – École normale supérieure , Pháp .
29. Đại học TORONTO, Canada .
30. Đại học Quốc gia Singapore – National University of Singapore, Singapore .
31. Đại học BROWN, Mỹ .
32. Đại học NORTHWESTERN, Mỹ .
33. Đại học California, Los Angeles, Mỹ .
34. Đại học BRISTOL, Anh .
35. Đại học Khoa học và Kỹ thuật HONG KONG, Hong Kong .
36. Trường Bách Khoa Paris – Ecole Polytechnique , Pháp .
37. Đại học MELBOURNE, Úc .
38. Đại học SYDNEY, Úc .
39. Đại học California, BERKELEY, Mỹ .
40. Đại học BRITISH COLUMBIA, Canada .
41. Đại học QUEENSLAND, Úc .
42. Trường Đại học Bách khoa Liên bang LAUSANNE, Thụy Sĩ .
43. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
44. Đại học TRINITY, Dubline, Ai Nhĩ Lan .
45. Đại học MONASH, Úc .
46. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hong Kong .
47. Đại học Quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
48. Đại học NEW SOUTH WALES, Úc .
49. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc .
50. Đại học AMSTERDAM, Hòa Lan .
10 trường nổi tiếng nhất ở Châu Á :
1. Đại học TOKYO, Nhật Bản .
2. Đại học Hồng Kông, Hồng Kông .
3. Đại học KYOTO, Nhật Bản .
4. Đại học quốc gia Singapore, Singapore .
5. Đại học khoa học và công nghệ Hồng Kông, Hồng Kông .
6. Đại học OSAKA, Nhật Bản .
7. Đại học Trung văn Hồng Kông, Hồng Kông .
8. Đại học quốc gia SEOUL, Hàn Quốc .
9. Đại học TSINGHUA, Trung Quốc .
10. Đại học PEKING,Trung Quốc .
Lượm Internet

AMWAY CÓ LỪA ĐẢO KHÔNG?

         Xin thưa 100% là không! Họ nghiên cứu và chấp hành luật pháp rất kỹ, thậm chí là từ lúc chưa ra quy định.
         Ai nên tham gia kinh doanh?
- Những người chưa có việc làm
- Những người muốn dùng sản phẩm và kiếm thêm
- Những người muốn hồ hởi phấn khởi và nâng cao kỹ năng đội nhóm, giao tiếp
         Được lợi gì?
- Tiền, tuy không nhiều như các đàn anh (tuyến dọc, tuyến ngang!) chém
- Sự lạc quan, yêu đời
- Kinh nghiệm đội nhóm, thuyết trình
- Được sử dụng sản phẩm với giá thấp hơn, nếu muốn dùng sp
          Mất gì?
- Dễ bị mọi người cho là đi lừa vì bán hàng đa cấp, và giá sản phẩm luôn tăng (chưa khi nào thấy giảm!)
- Dễ bị bệnh ảo tưởng/ hoang tưởng khi được tiết lộ sẽ kiếm tiền bằng lương TGĐ chỉ trong vòng 2-3 năm, tự do, ngồi chơi và làm chủ cuộc đời!
- Có thể phải hối hận do bỏ việc để đi tìm sự tự tưởng thưởng
----
Vài ý cá nhân sau khi đã tham quan!


THANH MINH TRONG TIẾT THÁNG BA

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang (1) chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời, 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh (2) trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh (3).
Gần xa nô nức yến anh (4),
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm (5).
Ngổn ngang gò đống (6) kéo lên.
Thoi vàng vó (7) rắc tro tiền giấy (8) bay.




Những chú thích sau đây trích từ sách "Truyện Kiều - Nguyễn Du" của Nguyễn Thạch Giang, NXB Ðại Học Và Giáo Dục Chuyên Nghiệp, Hà Nội - 1988. (Bài trên trích từ câu 39 đến 50 của Truyện Kiều)
(1) Thiều quang: ánh sáng đẹp, tức nói ánh sáng ngày xuân. Ý cả câu: Chín chục ánh sáng ngày xuân, mà nay đã ngoài sáu mươi, tức là đã qua tháng giêng, tháng hai và đã bước sang tháng ba.
(2) Thanh Minh: tiết vào đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và quét tước sửa sang lại phần mộ của người thân.
(3) Ðạp thanh: Giẫm lên cỏ xanh. Tiết Thanh Minh, đi chơi xuân ở chốn đồng nội, giẫm lên cỏ xanh nên gọi là đạp thanh.
(4) Yến Anh: Chim én, chim oanh về mùa xuân thường ríu rít bay từng đàn; đây ví cảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân.
(5) Ngựa xe như nước: ngựa xe qua lại nối tiếp nhau, hết lớp này đến lớp khác như nước chảy. Áo quần như nêm: Diễn tả người đi lại đông đúc, chật như nêm cối.
(6) Gò đống: Ðây chỉ chung những mồ mả, cái to, cái nhỏ.
(7) Vàng vó: Thứ đồ mã, giả những thoi vàng hình khối chữ nhật dùng trong việc cúng đưa ma hoặc lễ mộ.
(8) Tiền giấy: Chỉ loại hàng mã gồm những tờ giấy có in hình đồng tiền kẽm hay đồng tiền thời trước, dùng trong việc cúng tế ... xong lễ đốt đi cho người ở âm phủ dùng.

---
http://www.hocxa.com/VanHoc/NguyenDu/NguyenDu_TrangTho.php