Khi bé tròn
một tuổi là giai đoạn “ngôn ngữ hoạt động” do hệ thống phát âm đã trưởng thành,
biểu hiện sự phát triển cao nhất của chức năng não bộ. Sự phát triển ngôn ngữ
sẽ giúp bé học hỏi, tư duy và đóng vai trò quyết định đối với sự nghiệp của bé
sau này. Bố mẹ cần gần gũi, động viên và kiên nhẫn tập luyện với bé trong những
năm đầu tiên.
- Giúp bé chơi trò phát âm “ba”
“mẹ” “bà” và những người thân thuộc trong gia đình. Luôn khích lệ để
phản ứng này được củng cố.
- Chỉ những vật dụng hàng ngày quen
thuộc và yêu cầu bé gọi tên.
- Cho bé tập nói chuyện với người
thân qua điện thoại.
- Nói chuyện với bé thường xuyên
trong sinh hoạt hàng ngày, giải thích cho bé biết mình đang làm gì. Nói rõ
và chậm, luôn giữ khoảng cách để bé có thể nghe rõ từng âm.
- Sai khiến bé với những mệnh lệnh
đơn giản như ngồi xuống, đứng lên, lấy ly, muỗng, chén... với những lời
cám ơn và khen ngợi bé để giúp bé phối hợp nhuần nhuyễn giữa động tác và
ngôn ngữ.
- Dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản,
nhấn các trọng âm quan trọng khi nói chuyện với bé.
- Phát âm chậm, rõ và yêu cầu bé
lập lại khi bé phát âm sai.
- Đọc sách cho bé nghe vào mỗi buổi
tối trước khi đi ngủ (chú ý chọn truyện tranh về các loài vật, cổ tích...)
để giúp bé tư duy và làm quen với vốn từ ngữ rộng hơn.
- Kể chuyện với âm điệu truyền cảm
cho bé nghe lúc rảnh rỗi, cuốn hút bé vào câu chuyện với những âm điệu
trầm bổng giúp bé phát triển trí nhớ.
- Cho bé xem hoặc nghe các chương
trình ca nhạc thiếu nhi, chỉ cho bé hát theo giúp bé làm quen với lời hát
và cường độ âm thanh khác nhau. Sự tiếp nhận âm thanh, ngôn ngữ là nền
tảng cho kỹ năng nghe và học các loại ngôn ngữ khác nhau của bé sau này.
Dinh dưỡng
cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển ngôn ngữ. Bé cần có một chế
độ dinh dưỡng tốt để cơ thể và nhất là chức năng não bộ có thể hoạt động tốt
giúp bé phát triển tối ưu khả năng nghe, hiểu và nói ở giai đoạn này.
Theo Tập san “Nuôi con thông minh”