Friday, May 31, 2024

Nhân viên trong công ty lấy trộm tài sản thì dễ nhận biết, ông chủ lấy trộm trong công ty như thế nào?






Cách thức ông chủ lấy trộm tài sản trong công ty có thể tinh vi và khó phát hiện hơn so với nhân viên thông thường, nhưng một số dấu hiệu có thể cảnh báo bạn:

1. Chiếm đoạt tài sản:

  • Tiền mặt: Rút tiền từ quỹ công ty cho mục đích cá nhân mà không ghi sổ sách rõ ràng.
  • Hàng hóa: Sử dụng hàng hóa của công ty cho mục đích cá nhân hoặc bán cho bên thứ ba để thu lợi nhuận.
  • Dịch vụ: Sử dụng dịch vụ của công ty cho mục đích cá nhân, ví dụ như sử dụng xe công ty cho việc di chuyển gia đình.
  • Tài sản trí tuệ: Sử dụng thông tin bí mật của công ty cho mục đích cá nhân hoặc tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh.

2. Gian lận tài chính:

  • Báo cáo tài chính gian lận: Thay đổi sổ sách kế toán để che giấu lợi nhuận thấp hoặc thất thoát tài chính.
  • Thanh toán khống: Thanh toán cho các nhà cung cấp không tồn tại hoặc thanh toán cho các dịch vụ không được thực hiện.
  • Mua bán nội bộ giả mạo: Mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các công ty do chính ông chủ sở hữu hoặc kiểm soát với giá cao hơn giá thị trường.
  • Sử dụng quỹ công ty cho mục đích cá nhân: Sử dụng thẻ tín dụng công ty cho chi tiêu cá nhân hoặc thanh toán hóa đơn cá nhân bằng tiền mặt công ty.

3. Lợi dụng quyền lực:

  • Ép buộc nhân viên: Ép buộc nhân viên thực hiện hành vi gian lận hoặc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp.
  • Thúc đẩy văn hóa tham nhũng: Tạo ra môi trường làm việc dung túng cho hành vi tham nhũng và gian lận.
  • Tránh né kiểm soát: Sử dụng quyền lực để né tránh các quy trình kiểm soát nội bộ và che giấu hành vi sai trái.

Ngoài ra, một số dấu hiệu cảnh báo khác có thể bao gồm:

  • Phong cách sống xa hoa không phù hợp với thu nhập.
  • Thường xuyên đi công tác hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh bên ngoài.
  • Mật độ giao dịch tài chính cao bất thường.
  • Có mối quan hệ mật thiết với các nhà cung cấp hoặc nhà thầu.
  • Bị nhân viên hoặc đối tác cáo buộc tham nhũng.

Lưu ý: Đây chỉ là một số ví dụ về cách thức ông chủ lấy trộm tài sản trong công ty. Các phương thức gian lận có thể rất đa dạng và tinh vi. Do đó, việc phát hiện hành vi tham nhũng của ông chủ thường đòi hỏi sự điều tra kỹ lưỡng và bằng chứng cụ thể.




Nếu bạn nghi ngờ rằng ông chủ của mình đang tham nhũng, bạn có thể thực hiện một số bước sau:

  • Thu thập bằng chứng: Ghi chép lại các thông tin, tài liệu hoặc bằng chứng khác có thể hỗ trợ cho nghi ngờ của bạn.
  • Báo cáo cho cơ quan chức năng: Báo cáo hành vi tham nhũng cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, ví dụ như cơ quan công an hoặc cơ quan thanh tra.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Liên hệ với luật sư hoặc tổ chức phi chính phủ uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.

Điều quan trọng là bạn phải hành động một cách cẩn trọng và bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị trả thù.

—- Bài viết bởi AI của Google——


 

Thursday, May 30, 2024

Học tập “cách viết” của Bác Hồ

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (Ảnh tư liệu) 

Trong bài Cách viết, Bác nêu rõ người viết phải đặt mục đích rõ ràng là viết để làm gì ? Bối cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đang ở giai đoạn cuối, thời gian đọc rất ít, giấy mực phải tiết kiệm, mục đích viết là cho đại đa số công, nông, binh để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình. Do đó, Người chỉ rõ: "Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta"[1]. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ viết phải khách quan, trung thực, tránh bịa đặt, viết "để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu…Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào, nói thế ấy."[2]

Về cách viết thế nào, Người cho rằng cần phải tránh "lối viết "rau muống" nghĩa là lằng nhằng "trường giang đại hải", làm cho người xem như là "chắt chắt vào rừng xanh"[3].

Khi viết phải "gọn gàng, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có đuôi"[4]; phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng, phải thiết thực, nói có sách, mách có chứng. Viết xong rồi "phải đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại 4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại"[5].

Khi sinh thời, nói đến cách viết của Bác, thông thường chúng ta hay đề cập đến cách viết các bài báo, thực tế trong quá trình hoạt động cách mạng, Người có một phong cách viết ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, dễ hiểu và thực hành được ngay. Năm 1927, Bác viết cuốn Đường cách mệnh để huấn luyện cho lớp chiến sĩ cách mạng đầu tiên của nước ta, Bác đã nói rõ: "Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ... Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả"[6].

Năm 1947, Bác viết cuốn Đời sống mới và cuốn Sửa đổi lối làm việc một cách vắn tắt, rõ ràng, dễ hiểu để đồng bào, cán bộ, đảng viên đọc, để thực hành đời sống mới và sửa đổi tư tưởng, tác phong, lề lối làm việc và công tác. Các tác phẩm của Bác viết với khối lượng thật đồ sộ với nhiều thể loại: chính luận, xã luận, bút chiến, truyện, ký, thơ cùng nhiều thể loại khác không chỉ bằng tiếng Việt mà cả bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, v.v.. Đến Bản Di chúc, trước tác cuối cùng của Người để lại cho Đảng, cho nhân dân Việt Nam cũng chỉ ngắn gọn có 3 trang mà bao hàm ý nghĩa sâu xa, gửi gắm nhiều điều vĩ đại cho dân, cho nước. Các tác phẩm của Bác được viết một cách giản dị, rõ ràng, súc tích, dễ hiểu đi thẳng vào vấn đề. Cách viết của Bác thường hay ví von nên dễ đi vào lòng người và đến với đông đảo bạn đọc như: "Thế địch như lửa. Thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa"; "Ruộng rẫy là chiến trường. Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ"; "Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như làm ruộng. Trước phải khó nhọc cầy bừa, chân bùn tay lấm, làm cho lúa tốt, thì mới có gạo ăn", v.v..Về cách viết, Bác dặn mọi người, khi viết lời lẽ phải phổ thông, dễ hiểu, đường hoàng, vui vẻ, làm cho người xem có thú vị mà lại bổ ích. Khi viết và khi làm việc trên văn bản, Bác yêu cầu phải chú ý từng câu, từng chữ, trình bày rõ ràng để không thừa, không thiếu, không dài dòng và phải nhạy cảm chính trị. Bác cho rằng, cần phải viết ngắn gọn, còn viết dài mà rỗng thì không tốt, viết ngắn mà rỗng cũng không hay; phải chống tất cả thói viết rỗng, viết dài. Bác cũng lưu ý, viết ngắn gọn, nhưng lại không được thiếu, không được qua loa, đại khái, dùng từ phải chính xác, dễ hiểu. Viết dài nhưng mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, có một mục đích thì không phải là rỗng, không phải nhất thiết cái gì cũng phải ngắn mới tốt. Bác căn dặn: Khi viết cố gắng phải ngắn gọn, song phải có nội dung; tránh lối viết khô khan, kém hoạt bát, không phổ thông, tránh dùng chữ nước ngoài không đúng nghĩa, hay nói chính trị suông, v.v... Bác phê bình cách viết dài dòng, rỗng tuếch: "Nhiều anh em hay viết dài. Viết dòng này qua dòng khác, trang này qua trang khác, nhưng không có ích cho người xem. Chỉ làm tốn giấy mực, mất công người xem"[7]. Theo quan điểm của Bác, một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay và "Viết dài mà rỗng thì không tốt. Viết ngắn mà rỗng, cũng không hay"[8]. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới xem như là một tác phẩm hay và biên soạn tốt. 

Học tập cách viết của Bác, hơn 90 năm Đảng ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trải qua 13 kỳ đại hội, mỗi nhiệm kỳ đều có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng, Đảng đều ra những nghị quyết ngắn gọn, khoa học, cô đọng, súc tích, phù hợp với nhận thức của đại đa số quần chúng nhân dân. Khi Đảng thành lập, ban hành Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ có 28 dòng, dòng dài nhất có 13 chữ, dòng ngắn nhất chỉ có 4 chữ; Sách lược vắn tắt của Đảng có 21 dòng; Chương trình vắn tắt của Đảng chỉ có 16 dòng. Những văn kiện này thể hiện sự ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu và cũng là những văn kiện ngắn nhất của Đảng. Trong bối cảnh mới hiện nay, nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta hết sức nặng nề, sứ mệnh lãnh đạo của Đảng ngày càng to lớn, các văn kiện của Đảng có tầm mức khác nhau, đều tập trung thể hiện những mong muốn của Đảng trong xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng và phát triển./.                                         



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tập 8, tr 206.

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 206.

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 207.

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,tập 8, tr 208.

[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 8, tr 208.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 2, tr 283.

[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr339.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, tập 5, tr339.

 


Wednesday, May 29, 2024

Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Văn bản này có được sử dụng từ ngữ nước ngoài không? Nếu được thì được sử dụng khi nào?




Căn cứ theo Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015điểm a khoản 53 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:

 Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tên. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.

 

Văn bản quy phạm pháp luật thì có được sử dụng từ ngữ nước ngoài không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định như sau:

 Sử dụng ngôn ngữ trong văn bản1. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.2. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.3. Trong văn bản có từ ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì từ ngữ đó phải được giải thích.4. Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần sử dụng đầu tiên trong văn bản.Đối với văn bản sử dụng nhiều từ viết tắt, có thể quy định riêng một điều giải thích toàn bộ các từ viết tắt trong văn bản.5. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu; trường hợp từ ngữ được sử dụng có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích rõ nghĩa được sử dụng trong văn bản.6. Từ ngữ chỉ nội dung giống nhau phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản.7. Chữ viết hoa trong văn bản được sử dụng đúng quy tắc chính tả tiếng Việt và theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.

 

Như vậy văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sử dụng từ ngữ nước ngoài khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến.

Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:

 Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và được tạo điều kiện tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Phản biện xã hội được thực hiện trong thời gian cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến về dự thảo văn bản. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được phản biện xã hội thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản phản biện xã hội.3. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.4. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và ý kiến phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, giải trình, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản.



Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH năm 2020 hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).

Wednesday, May 8, 2024

Thủ tướng yêu cầu sớm trình Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt, cố gắng hoàn thành trong quý II/2024.




 Phát biểu tại sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024" diễn ra vào sáng nay (8/5), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã lựa chọn chủ đề chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số-Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững".

Trọng tâm đặt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế số, trong đó ngành ngân hàng với vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế, có tác động hàng ngày đến hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, mọi mặt hoạt động của người dân, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, sự nghiệp.

"Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định và rất kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ là ngành đi đầu, tiên phong trong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số và ngành ngân hàng có cơ sở, điều kiện, nền tảng để phát huy vai trò này", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, công tác chuyển đổi số quốc gia ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả tích cực, nổi bật nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Thủ tướng mong muốn NHNN cùng toàn ngành ngân hàng quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức để thúc đẩy chuyển đổi số.

Attachment.jpeg

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện "Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024"

Về nhiệm vụ, giải pháp chung trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ "5 đẩy mạnh".

Thứ nhất, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy phát triển, mở rộng, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tuân thủ chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo nền tảng quan trọng cho phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, nền kinh tế số.

Thứ ba, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành ngân hàng, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành ngân hàng;

Thứ năm, đẩy mạnh an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn bảo mật mới, bảo đảm thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và chi phí hợp lý.

Sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng



Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, trước hết là xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn và bối cảnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, trong đó khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Tổ chức tín dụng 2024 đã được Quốc hội thông qua.

Cùng với đó, sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng và Nghị định mới về thanh toán không dùng tiền mặt (cố gắng hoàn thành trong quý II/2024); rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành để xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ, phù hợp với các quy định tại Luật Căn cước, Luật Giao dịch điện tử... và các hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng trên nền tảng số.

Thứ hai, phát triển hạ tầng số trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng thông tin tín dụng bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán đa dạng, ngày càng tăng nhanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế (ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thanh toán không tiếp xúc…);

Thúc đẩy tích hợp, kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương để người dân, doanh nghiệp được cung ứng và trải nghiệm các dịch vụ một cách liền mạch, xuyên suốt (từ tiếp nhận, đăng ký, sử dụng dịch vụ cho đến thanh toán…).

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển các hệ thống thông tin của NHNN, các tổ chức tín dụng để tăng tính cạnh tranh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Theo đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tăng cường ứng dụng công nghệ vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro. Liên tục nâng cấp, phát triển hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng

Thứ tư, phát triển dữ liệu số, tập trung kết hợp với Đề án 06 tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khách hàng ngân hàng và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an triển khai hiệu quả ứng dụng dữ liệu dân cư, chú trọng khai thác thông tin căn cước công dân gắn chip và tài khoản VneID để định danh, xác thực thông tin khách hàng và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách an toàn, tiện lợi;

Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan triển khai liên thông dữ liệu, cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế.

Tổ chức tốt công tác quản trị, bảo mật dữ liệu khách hàng; ứng dụng và khai thác hiệu quả dữ liệu dựa trên các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, học máy, dữ liệu lớn…) để phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính-sự nghiệp.

Thứ năm, ưu tiên phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi của ngành ngân hàng. Có chính sách thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu về công tác chuyển đổi số ngành ngân hàng. Tăng cường hợp tác, đẩy mạnh học hỏi nghiên cứu kinh nghiệm từ các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong chuyển đổi số để vận dụng một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, xây dựng và phát triển văn hóa ngân hàng Việt Nam.

Thứ sáu, đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, an toàn. Tăng cường việc phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông… trong công tác phòng, chống tội phạm và bảo đảm an ninh, an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi cung ứng dịch vụ trên môi trường số.

Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát; phân tích dữ liệu để bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, cũng như phòng, chống tội phạm, rửa tiền do hiện nay xu hướng gia tăng tội phạm công nghệ cao với nhiều thủ đoạn mới và ngày càng tinh vi.

Thủ tướng cũng lưu ý cần coi trọng công tác tuyên truyền về lợi ích của chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng đến người dân, doanh nghiệp, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả.

Quốc Thụy

An ninh Tiền tệ